Một chiếc xe tự vận hành có khả năng tự lái một cách an toàn dựa vào những gì nó…
Browsing: Chuyển đổi số
Chuyển đổi số là gì? Nó bắt nguồn từ sự giao thoa giữa điện toán đám mây, dữ liệu lớn, internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Ngày nay, chuyển đổi số đóng vai trò sống còn trong tất cả các ngành công nghiệp. Một số người mô tả nó là sức mạnh của công nghệ số áp dụng vào mọi khía cạnh của tổ chức. Một số khác thì nhắc đến nó như là việc áp dụng công nghệ số và sử dụng các phân tích nâng cao nhằm tạo ra giá trị kinh tế, sự linh hoạt và tốc độ.
Chuyên mục này nhằm cung cấp cho người đọc các quan điểm, xu hướng, lộ trình, bài học cụ thể về chuyển đổi số trong các tổ chức, các ngành ở các khu vực địa lý khác nhau
Không thể tạo ra CĐS thực thụ nếu không thiết lập được một văn hóa tổ chức phù hợp. Nếu một doanh nghiệp chỉ được thúc đẩy bởi kết quả tài chính và thiếu tư duy tập trung vào khách hàng, nó sẽ không bao giờ phát hiện ra vấn đề tiếp theo cần giải quyết của khách hàng. Nếu các đội nhóm trong tổ chức dựa vào thâm niên thay vì dữ liệu để đưa ra quyết định thì nỗ lực “thử nghiệm và học hỏi” sẽ đơn giản trở thành “thử nghiệm để xác nhận”. Nếu đội ngũ nhân viên sợ thất bại hoặc né tránh thừa nhận sai lầm, họ sẽ không bao giờ có thể lặp lại, chuyển hướng và điều chỉnh các giải pháp ĐMST của mình.
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, khái niệm “chuyển đổi số” trở thành chủ đề nóng hơn bao giờ hết cho mọi doanh nghiệp SME. Nhưng tiếp cận chuyển đổi số thế nào, thực thi ra sao để mang lại hiệu quả kinh doanh thì rất nhiều doanh nghiệp còn lúng túng. Hãy cùng Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, chuyên gia, dịch giả về chuyển đổi số trao đổi về kinh nghiệm và lộ trình thực thi chuyển đổi số hiệu quả dành riêng cho doanh nghiệp SME.
Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp không thể bắt đầu bằng tư duy sáng tạo và tiến hành với sự độc lập của một công ty khởi nghiệp. Thay vào đó, các công ty phải học cách liên kết mọi nỗ lực đổi mới với hai trụ cột chiến lược: một loạt các ưu tiên tăng trưởng rõ ràng và hiểu biết về những lợi thế độc đáo của công ty. Bằng cách liên kết đổi mới sáng tạo với chiến lược ở mọi bước trong suốt quá trình, từ bật đèn xanh đến mở rộng quy mô, các doanh nghiệp đã trưởng thành có thể tận dụng thế mạnh của mình để mang lại sự đổi mới thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận.
Schumpeter nhìn nhận về sự sáng tạo đột phá trong ngành công nghiệp như một quy luật nội tại của chủ nghĩa tư bản. Các chu kỳ tiếp theo của sáng tạo tư bản sản sinh ra các ngành công nghiệp mới đồng thời hủy diệt những ngành công nghiệp tồn tại trước đó. Tuy nhiên, Clayton Christensen mới là học giả đưa ra lý thuyết đầu tiên mô tả cách mà sự sáng tạo đột phá diễn ra và bắt tay vào nghiên cứu một cách nghiêm túc và chi tiết về cơ chế vận hành của nó. Lý thuyết chói sáng và lịch lãm của ông về công nghệ đột phá (sau này được gán cho tên gọi là sáng tạo đột phá) được đề cập trong một bài báo năm 1995 và trong cuốn sách ra đời sau đó, The Innovator’s Dilemma.7
Scott Malkin, người sáng lập Value Retail, công ty sở hữu một số điểm mua sắm sang trọng hoạt động…
Khái niệm về sự sáng tạo đột phá ngày càng có tính hợp lý khi mà ngày nay, mọi ngành công nghiệp đều phải đối mặt với sự gia tăng của những thách thức chưa có tiền lệ. Nhưng cùng lúc đó, sáng tạo đột phá hay disruptionđã trở thành một thuật ngữ mang tính trào lưu và được sử dụng khá tùy tiện. Bất kỳ ý tưởng kinh doanh hay sản phẩm mới nào cũng được dự báo là có tính sáng tạo đột phá để làm tăng độ tin cậy của nó.
Khi theo đuổi quá trình đổi mới sáng tạo trong thế giới kỹ thuật số đầy bất ổn của chúng ta, việc lập kế hoạch theo kiểu truyền thống là công thức dẫn đến thảm họa. Thông thường, nó dẫn đến cái gọi là tình trạng tê liệt trong phân tích vì công tác đánh giá so sánh và viết kế hoạch kinh doanh tốn nhiều công sức có thể kéo dài trong nhiều quý hoặc thậm chí nhiều năm và cơ hội thuộc về những đối thủ cạnh tranh mau lẹ hơn. Trong trường hợp xấu nhất, lập kế hoạch kiểu truyền thống sẽ dẫn đến những thất bại vô cùng tốn kém trong lĩnh vực số.
Chuyên gia Phạm Anh Tuấn đã hệ thống hóa lại các tri thức về chuyển đổi số, đưa nhiều lời khuyên hữu ích cho chủ doanh nghiệp. Đây đều là bài học rút ra từ nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu đào tạo và cả “lăn xả” trên thực tế của vị chuyên gia này.
Bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế trong và sau đại dịch, kết quả kinh doanh của Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vẫn tăng trưởng đều đặn thời gian qua. Mục tiêu của công ty là đạt doanh thu tỷ USD vào năm 2030, với một “bánh đà” tăng trưởng không ngừng quay nhờ các xung lực số. Bài viết của TS. Phạm Anh Tuấn cho Mekong ASEAN về một câu chuyện chuyển đổi số cụ thể, nhân ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023.