- Thực trạng và lời khuyên cho SME khi xây dựng chiến lược kinh doanh để tăng trưởng
“Chẳng có ông chủ doanh nghiệp nào muốn doanh nghiệp của mình mãi là doanh nghiệp vừa và nhỏ” – Chuyên gia Phạm Anh Tuấn chia sẻ. Khi doanh nghiệp tăng trưởng, ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ xuất hiện những vấn đề và thách thức khác nhau. “Để giải quyết vấn đề, một số doanh nghiệp có cách tiếp cận là “yếu ở đâu thì mua ở đấy”, ví dụ doanh nghiệp gặp khó ở bán hàng thì nghĩ đến việc mua phần mềm CRM. Nhưng cách tiếp cận này chỉ có thể hiệu quả trong ngắn hạn, khó tạo ra những kết quả toàn diện và lâu dài cho doanh nghiệp” – Chuyên gia Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh. Điều mọi doanh nghiệp cần làm là xây dựng được “chiến lược kinh doanh” phù hợp với thực trạng, năng lực và nguồn tài nguyên của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp dù đã hoạt động lâu năm nhưng vẫn gặp khó trong việc hoạch định “chiến lược kinh doanh” của mình.
- Xây dựng “chiến lược kinh doanh” là làm gì?
Chuyên gia Phạm Anh Tuấn chia sẻ quan điểm rằng khi xây dựng “Chiến lược kinh doanh” cần tập trung trả lời những câu hỏi quan trọng sau:
- Xác định bối cảnh cạnh tranh của doanh nghiệp: Trong 5 năm tới thì bối cảnh ngành công nghiệp sẽ thay đổi như thế nào, doanh nghiệp mình sẽ ở đâu và đang cạnh tranh với ai?
- Tuyên bố giá trị của mình cho khách hàng là gì?
- Điểm vượt trội của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh hay lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong bức tranh kể trên là gì, để từ đó áp dụng nguyên tắc Pareto 80/20 một cách hiệu quả.
- Chiến lược kinh doanh không chỉ là doanh nghiệp cần làm gì để khai thác các lợi thế cạnh tranh của mình mà còn là không nên làm gì để giảm lãng phí tài nguyên và duy trì sự tập trung vào những gì cốt lõi nhất.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sử dụng các công cụ có tính thực tiễn và thực chiến cao như BMC (Busi- ness model canvas) để hoạch định chiến lược kinh doanh vì nó giúp cung cấp bức tranh tổng thể và điều hướng các hoạt động trọng yếu như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, bán hàng, tiếp thị, hợp tác với các đối tác, tài chính… xoay quanh tuyên bố giá trị của doanh nghiệp.
1.2 4 lời khuyên hữu ích khi xây dựng chiến lược kinh doanh
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, TS Phạm Anh Tuấn đã đúc kết một số lời khuyên hữu ích cho do- anh nghiệp SME như sau:
#1. Tận dụng sức mạnh mạng lưới
Để hiểu rõ hơn về bối cảnh cạnh tranh và xu hướng trong tương lai, các SME cần tận dụng tri thức tập thể từ các mạng lưới bằng việc tham gia các hiệp hội, mạng lưới doanh nghiệp, các chương trình cố vấn doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn thông tin phong phú, có cơ hội học hỏi với nhiều doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, mở ra các cơ hội hợp tác kinh doanh và thấu hiểu sâu sắc hơn về thị trường.
#2. Tập trung vào thấu hiểu khách hàng
Doanh nghiệp SME cần thực sự thấu hiểu nhu cầu và “pain point” của khách hàng. Chủ doanh nghiệp nên áp dụng cách tiếp cận về tư duy mới, ví dụ sử dụng “tư duy thiết kế” – “Design thinking” để thấu hiểu khách hàng sâu sắc hơn.
Quy trình Design Thinking (tư duy thiết kế) là mô hình được tạo ra để giúp con người thiết kế ra giải pháp cho một vấn đề. Quy trình này cực kỳ hữu ích trong việc xử lý các vấn đề phức tạp, mập mờ, hoặc khó xác định. Quy trình đã được giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng như Harvard, Stanford và MIT. Quy trình bao gồm 5 bước “Thấu hiểu” > “Xác định vấn đề” > “Sáng tạo giải pháp” > “Thiết kế bản thử” > “Thử nghiệm”.
#3. Tập trung vào giá trị thay vì sản phẩm
Khi phát triển sản phẩm hay dịch vụ để phục vụ khách hàng, doanh nghiệp nên bỏ tư duy “1+1=2”, tiếp cận giải quyết vấn đề khách hàng theo cách truyền thống cứng nhắc, dựa trên những lợi ích đơn lẻ. Thay vào đó, doanh nghiệp cần tư duy về mô hình “giá trị”/ “value” tổng thể mà mình có thể cung cấp cho khách hàng. Giá trị ở đây bao gồm những thứ vô hình và hữu hình, cùng với các dịch vụ đi theo, phối hợp hài hòa để phục vụ khách hàng. SME có thể tham khảo mô hình “Kim Tự Tháp Giá Trị” từ nghiên cứu của tạp chí Harvard Business Review để suy nghĩ rộng và sâu sắc hơn về cách thức tạo ra giá trị cho khách hàng.
Mô hình Kim Tự tháp Giá trị (The Value Pyramid) là kết quả nghiên cứu từ chuyên gia Eric Almquist, John Senior và Nicolas Bloch của công ty phân tích Marketing Bain & Company. Mô hình đã được công bố trên tạp chí kinh doanh nổi tiếng Harvard Busi- ness Review. Mô hình này xác định 30 khối yếu tố mang tính phổ quát về giá trị mà doanh nghiệp có thể đem đến cho người tiêu dùng. Bằng cách sử dụng các yếu tố của kim tự tháp giá trị, các thương hiệu có thể cung cấp các khối giá trị phù hợp và bao quát đến đối tượng mục tiêu và xây dựng lòng trung thành từ khách hàng
#4. Hướng đến “sản phẩm hoàn chỉnh”
Trong cuốn sách “Crossing the Chasm” của tác giả Geoffrey A. Moore có khái niệm “sản phẩm hoàn chỉnh” (tiếng Anh: “whole product model”) – đây là quan điểm phát triển sản phẩm/ dịch vụ mà mọi SME nên hướng tới. Khách hàng bây giờ rất thực dụng: họ kỳ vọng khi mua sản phẩm thì sẽ được trải
nghiệm cả những tính năng số, kỹ thuật số được thêm vào sản phẩm, hay được trải nghiệm những giá trị từ hệ sinh thái hoặc các bên thứ ba liên kết với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đặt mục tiêu hướng tới việc tạo ra “sản phẩm hoàn chỉnh” để thu hút được tập khách hàng rộng lớn.
Mô hình “sản phẩm hoàn chỉnh” – whole product model – được trích từ sách “Crossing the Chasm”, tác giả Geoffrey A. Moore. Mô hình được coi là “kim chỉ nam” cho những người làm sản phẩm nếu họ mong muốn phục vụ tới tệp đông nhóm người dùng phổ thông. Theo mô hình, sản phẩm của doanh nghiệp có thể được chia làm 4 cấp độ:
- Cấp độ cơ bản (Generic): công nghệ lõi mà sản phẩm cung cấp
- Cấp độ kỳ vọng (Expected): sản phẩm thực tế mà doanh nghiệp cung cấp
- Cấp độ gia tăng (Augmented): sản phẩm được kết hợp với hệ sinh thái hoặc giá trị từ các bên thứ ba Cấp độ tiềm năng (Potential): sản phẩm kết hợp với hệ sinh thái, kèm theo lời hứa về định hướng phát triển tương lai giúp tối đa hóa giá trị của sản phẩm.
Nếu doanh nghiệp chỉ đưa ra được sản phẩm với các tính năng cơ bản (generic) thì chỉ có thể thu hút được nhóm nhỏ những khách hàng gọi là “người tiên phong” (Innovator). Còn lại, phần đông khách hàng sẽ nằm trong hai nhóm “Chấp nhận sớm”(Early Majority) và “Chấp nhận muộn” (Late Majority) sẽ đòi hỏi sản phẩm ở cấp độ “Augmented” và “Potential”.
2. Hiểu đúng về định nghĩa và tầm quan trọng của chuyển Đổi Số trong chiến lược tăng trưởng
2.1 Hiểu đúng về chuyển đổi số
Chuyển đổi số thường được hiểu là quá trình áp dụng công nghệ vào hoạt động vận hành hay hoạt động kinh doanh. Chuyên gia Phạm Anh Tuấn đã mở rộng định nghĩa này, nhấn mạnh rằng chuyển đổi số không chỉ bao gồm việc áp dụng công nghệ số mà còn là sự thay đổi toàn diện của tổ chức, từ văn hóa làm việc, hành vi và cách thức lãnh đạo của doanh nghiệp, tới cách thức doanh nghiệp tạo ra và cung cấp giá trị cho khách hàng, thị trường.
Chuyển đổi số có thể được định nghĩa đơn giản bằng công thức:
Digital transformation (Chuyển đổi số) = Digital strategy (Chiến lược số) + Organization transformation (chuyển đổi tổ chức, văn hóa, lãnh đạo) + Digital technology (Công nghệ số).
Ông Tuấn nhấn mạnh rằng nhiều doanh nghiệp hiểu sai về chuyển đổi số, từ đó dẫn đến hai sai lầm phổ biến:
- Doanh nghiệp chỉ tập trung vào công nghệ mà thiếu sự chuyển đổi trong tổ chức, dẫn đến tư duy hời hợt, làm việc không hệ thống, chỉ tạo ra những thay đổi manh mún và thiếu hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp lo ngại về chi phí cho chuyển đổi số: thực tế chuyển đổi số không nhất thiết phải bỏ nhiều tiền để mua về những hệ thống cồng kềnh. Điều quan trọng là doanh nghiệp SME cần có “phương pháp luận đúng” và tư duy đúng về chuyển đổi số. Với tư duy đúng, doanh nghiệp sẽ chọn ra được giải pháp phần mềm phù hợp với chi phí hợp lý và tích hợp vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Một trong những giải pháp phần mềm với chi phí hợp lý cho Doanh nghiệp SME là các giải pháp đóng gói sẵn, nằm trong một bộ giải pháp tổng thể về quản trị doanh nghiệp. Bộ giải pháp nên bao gồm các nền tảng phục vụ cho các phòng ban của doanh nghiệp, từ kế toán đến bán hàng và quản trị công việc. Một ví dụ là bộ giải pháp quản trị tổng thể MISA AMIS
2.2 Chuyển đổi số là bắt buộc, không phải là lựa chọn
Chuyên gia Phạm Anh Tuấn trong cuộc phỏng vấn đã nhấn mạnh rằng chuyển đổi số không còn là một lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với SME. Theo ông Tuấn, phần lớn SME bị phụ thuộc rất lớn vào hệ sinh thái kinh doanh mà họ đang gia nhập. Hiện nay mọi hệ sinh thái, dù là lĩnh vực nào, từ phát triển phần mềm, sản xuất, bán lẻ đến ngành F&B – nơi mà các SME là một phần của hệ sinh thái – đều đang trải qua sự thay đổi mạnh mẽ bởi hai yếu tố:
- Lực đẩy từ những công nghệ mới.
- Hành vi ngày càng phức tạp và khó đoán của khách hàng thời nay.
Chính bởi hai áp lực trên, doanh nghiệp SME sẽ phải thích ứng và thay đổi để phù hợp với hành vi thay đổi của khách hàng cũng như với những yêu cầu của hệ sinh thái mà họ tham gia. Ví dụ: nếu khách hàng và các đối tác trong chuỗi cung ứng và hệ sinh thái có đòi hỏi tiên quyết về nhu cầu speed (tốc độ) thì doanh nghiệp cũng phải rà soát lại toàn bộ quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh của mình để xem công nghệ nào cần được áp dụng hoặc cải tiến nào cần được tiến hành để đáp ứng nhu cầu “tốc độ” nói trên.
Và sự thích ứng và linh hoạt đó chỉ có thể đến được thông qua chuyển đổi số. Thông qua chuyển đổi số, doanh nghiệp SME có thể thích ứng với:
- Sự thay đổi trong hành vi và nhu cầu của khách hàng.
- Sự đứt gãy và sự bất ổn của chuỗi cung ứng.
- Sự cạnh tranh “bất đối xứng” giữa những đối thủ không tương đồng.
- Những bài toán mới mà chỉ công nghệ mới có lời giải (bài toán về tốc độ, về sự kết nối, về trải nghiệm khách hàng.
Chuyên gia Phạm Anh Tuấn chia sẻ 4 phương diện mà chuyển đổi số có thể tác động mạnh mẽ và đem đến sự thích ứng và linh hoạt cho doanh nghiệp:
3. Kinh nghiệm chuyển đổi số thực tiễn cho SME
Chuyên gia Phạm Anh Tuấn cho rằng để thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả, các doanh nghiệp SME có thể tìm hiểu và học hỏi từ các lộ trình chuyển đổi số đã được áp dụng thành công bởi những tập đoàn lớn trên thế giới. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng việc áp dụng trực tiếp những mô hình này vào môi trường SME sẽ gặp nhiều thách thức do sự khác biệt về quy mô, nguồn lực và đặc thù doanh nghiệp. Theo ông Tuấn, thay vì cố gắng sao chép mô hình từ các tập đoàn lớn, các SME có thể tự xác định những tiêu chí cơ bản để phát triển một kế hoạch chuyển đổi số phù hợp và hiệu quả, bao gồm.
3.1 Xác định những “yếu tố dẫn dắt thúc đẩy định hướng chuyển đổi số”
Mọi doanh nghiệp khi chuyển đổi số đều kỳ vọng rằng mình phải xây dựng một lộ trình kế hoạch chi tiết rõ ràng trước khi thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng. Chuyên gia Phạm Anh Tuấn chia sẻ rằng chỉ những doanh nghiệp lớn với sự đa dạng về sản phẩm và thị trường mới có khả năng phát triển “lộ trình chuyển đổi số” chi tiết và khả thi.
Đối với các SME, cách tiếp cận thực tế hơn là hãy suy nghĩ về “định hướng chuyển đổi số”, thông qua việc đặt câu hỏi “yếu tố nào là lực đẩy cho định hướng chuyển đổi số của doanh nghiệp?”. Những yếu tố này có thể là:
- Những nỗi đau (pain point) mà doanh nghiệp đang gặp phải
- Đặc điểm đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang phục vụ (khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp, có xu hướng hành vi mới xuất hiện hay không?)
- Xu hướng mới xuất hiện trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
- “Quickwins” trong chuyển đổi số ở doanh nghiệp là gì, điều này rất quan trọng để huy động sự tham gia của toàn tổ chức và tạo đà cho những thay đổi ở quy mô lớn và toàn diện hơn.
Định nghĩa “Quick wins” trong chuyển đổi số: “Quick wins” (chiến thắng nhanh) là những dự án tạo chuyển đổi số tạo ra kết quả một cách nhanh chóng và dễ dàng, thường không đòi hỏi nhiều nguồn lực hoặc thời gian đầu tư lớn, nhưng lại mang lại kết quả tích cực đáng kể cho doanh nghiệp. Việc xác định và tập trung vào những “quick wins” giúp doanh nghiệp tạo ra ảnh hưởng lớn trong thời gian ngắn, khích lệ và thúc đẩy sự tham gia của các thành viên trong tổ chức trong hoạt động chuyển đổi số.
Ví dụ về “quick wins” trong chuyển đổi số có thể là việc triển khai một hệ thống quản lý tài liệu điện tử để giảm thiểu giấy tờ và tăng hiệu quả quản lý, hoặc đơn giản hóa quy trình phê duyệt qua các nền tảng số, rút ngắn thời gian xử lý công việc của doanh nghiệp.
3.2 Chọn lựa “mô hình trưởng thành” phù hợp
Có rất nhiều hạng mục trong doanh nghiệp cần chuyển đổi số. Để có được bức tranh toàn diện về các hoạt động có thể làm trong chuyển đổi số, doanh nghiệp SME có thể tham khảo các “mô hình trưởng thành số” để làm định hướng. Một trong những “Mô hình trưởng thành số” mà chuyên gia Tuấn gợi ý là mô hình “4 trụ cột chuyển đổi số của Microsoft”. 4 trụ cột đó là
- Gắn kết khách hàng (Engage customer): Sử dụng công nghệ số để tạo ra các kênh tương tác tốt hơn với khách hàng. Các hoạt động có thể làm: thu thập dữ liệu khách hàng, phân tích hành vi khách hàng, tự động hóa và cá nhân hóa các tương tác với khách hàng…
- Hỗ trợ nhân viên (empower employees): tăng cường hiệu quả làm việc của nhân viên bằng công nghệ. Các hoạt động có thể làm: xây dựng hệ thống quản trị nhân sự, xây dựng nền tảng làm việc trực tuyến, xây dựng văn hóa số trong doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa vận hành (optimize operations): áp dụng công nghệ để quy trình kinh doanh và quy trình vận hành trở nên mượt mà, tiết kiệm chi phí, từ hoạt động sản xuất, giao hàng đến vận hành doanh nghiệp.
- Chuyển đổi sản phẩm (transform products): từ việc nâng cấp sản phẩm hiện tại đến việc cải tiến và sáng tạo mới hoàn toàn sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp để phù hợp với nhu cầu và xu hướng của thị trường.
Tham khảo và áp dụng mô hình 4 trụ cột này, SME có thể hình thành một kế hoạch Chuyển đổi số toàn diện, định hình lại cách thức hoạt động của mình để phù hợp và thành công trong thời đại số.
3.3 Biết lựa chọn ưu tiên
Chuyên gia Phạm Anh Tuấn khuyến nghị các doanh nghiệp áp dụng Ma trận quản lý ưu tiên (Prioritization Matrix) để hệ thống hóa và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các ý tưởng Chuyển đổi số. Ma trận này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá xem một ý tưởng hay sáng kiến số của mình có được coi là “quick wins” hay không?
Ma trận quản lý ưu tiên (Prioritization Matrix) là một công cụ hỗ trợ ra quyết định, được sử dụng để xác định thứ tự ưu tiên của các công việc dựa trên đánh giá về mức độ quan trọng và khả năng thực hiện. Mô hình này thường biểu diễn dưới dạng một bảng hai chiều, một trục đại diện cho tác động hoặc giá trị của mỗi ý tưởng và trục kia phản ánh độ khó khi thực hiện. Các ý tưởng hoặc dự án được xếp vào các phân khúc khác nhau trên ma trận để giúp nhà quản trị dễ dàng nhận biết những sáng kiến nên ưu tiên hành động ngay, và những sáng kiến nên cân nhắc hoặc lùi lại để nghiên cứu thêm.
Bằng việc sử dụng Ma trận quản lý ưu tiên, nhà quản lý không chỉ làm rõ được các ý tưởng nào nên được thực hiện trước, mà còn xác định được đâu là các sáng kiến có khả năng đạt được “chiến thắng nhanh” (quick win)
– những thay đổi nhỏ nhưng có hiệu quả nhanh chóng và rõ ràng, từ đó tạo ra động lực và củng cố niềm tin cho toàn bộ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
3.4 Vai trò của chủ doanh nghiệp
Song song với việc đưa ra lộ trình chuyển đổi số tổng quan, chuyên gia Phạm Anh Tuấn đồng thời cung cấp một số lời khuyên hết sức thiết thực dành cho các chủ doanh nghiệp SME, giúp họ có thể thực hiện quá trình này một cách hiệu quả và bài bản:
- Chọn việc dễ và hiệu quả nhất để làm trước: Nên bắt đầu với những dự án đơn giản và có thể nhận thấy kết quả một cách nhanh chóng. Việc này không chỉ giúp kiểm chứng hiệu quả của chuyển đổi số ngay từ những bước đầu mà còn tạo ra niềm tin và động lực cho cả tổ chức.
- Chủ doanh nghiệp trực tiếp tham gia: Chủ doanh nghiệp nên tham gia trực tiếp và tích cực vào quá trình chuyển đổi số, trở thành tấm gương đi đầu trong việc thay đổi, đồng thời liên tục quan sát và động viên đội ngũ.
- Tận dụng kinh nghiệm từ mentor: doanh nghiệp nên tận dụng các mentor – chuyên gia giàu kinh ng- hiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số, giúp doanh ng- hiệp tránh được các sai lầm không đáng có. Mentor có thể hướng dẫn, hỗ trợ và mở rộng tầm nhìn cho chủ doanh nghiệp trong suốt quá trình chuyển đổi.
- Chú trọng truyền thông nội bộ: Việc thiết lập đội ngũ chuyên trách và xây dựng các kênh thông tin nội bộ là rất quan trọng. Điều này giúp lan tỏa tinh thần và chiến lược chuyển đổi số đến mọi cán bộ nhân viên, đồng thời giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập ý kiến phản hồi giúp điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi số cho phù hợp tình hình thực tế.
3.5 Tích cực ứng dụng AI cho hoạt động chuyển đổi số
Trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp SME có thể tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như một công cụ mạnh mẽ để cải thiện hiệu suất kinh doanh và đổi mới quy trình làm việc. Theo lời của chuyên gia hàng đầu về chuyển đổi số, David L. Rogers, AI có thể giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nắm bắt thông tin, phân tích xu hướng ngành và đưa ra khuyến nghị về các công cụ cần thiết. Tuy nhiên, AI không phải là phép màu có thể thay thế hoàn toàn sự sáng tạo và quyết định của con người, đặc biệt là trong tầm nhìn chiến lược của chủ doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp là người am hiểu sâu sắc về ngữ cảnh và điểm đau của doanh nghiệp của mình, cần phải là người đặt ra hướng đi cho AI. Khi kết hợp sức mạnh của AI với khả năng phân tích và tầm nhìn chiến lược, doanh nghiệp có thể biến những insight từ dữ liệu lớn thành hành động, từ đó tạo ra những thay đổi toàn diện, thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng của doanh nghiệp. AI cung cấp một lợi thế cạnh tranh quý giá cho doanh nghiệp, nhưng sự lãnh đạo thông minh và quyết định sáng suốt từ con người vẫn là yếu tố quyết định trong việc áp dụng công nghệ này một cách có hiệu quả.