Thanh Bui lược dịch
Xem phần 1 TẠI ĐÂY
Nhóm mô hình hoạt động
Nhờ vào những chức năng của mình, công nghệ đã hỗ trợ hiệu suất hoạt động các công ty một cách hiệu quả hơn. Từ khi có công nghệ, doanh nghiệp đã dần xây dựng được đội ngũ nhân sự phù hợp để tăng hiệu suất.
Lấy sản phẩm làm trọng tâm
Hiện nay hầu hết các nhà bán lẻ đã thiết lập cơ sở dữ liệu số để quản lý và phân tích các kênh bán hàng trên các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, với sự thay đổi liên tục, thị trường yêu cầu sự nâng cấp công nghệ thông tin một cách toàn diện để nhất quán dữ liệu nhằm nâng cao sự hiệu quả, tính linh hoạt và tốc độ xử lý các nền tảng thương mại điện tử này tốt hơn.
Một công ty khi lấy sản phẩm làm trọng tâm sẽ tập trung vào việc phát triểnsản phẩm và quản lý khả năng doanh nghiệp (chẳng hạn như dự báo nhu cầu thị trường, quản lý kho hàng..) bằng cách tận dụng các giải pháp công nghệ. Sau đó, các sản phẩm này sẽ được chia sẻ với các nhóm có chuyên môn về công nghệ khác nhau (nhóm kĩ thuật, nhóm thiết kế sản phẩm, nhóm kiến trúc hạ tầng..) được dẫn dắt bởi người quản lý sản phẩm để đảm bảo kết quả kinh doanh được như mong muốn
Phần mềm giao hàng tự động hóa cao
Các công ty digital và phần mềm đã tiên phong áp dụng các kỹ thuật tiên tiến và tự động hóa vào việc phát triển sản phẩm. Tuy nhiên ngành bán lẻ vẫn đang trong giai đoạn đầu của việc áp dụng này. Vì thế, họ cần hiểu rõ các định nghĩa và bắt đầu ứng dụng các công nghệ để đạt được hiệu suất cao hơn
Tại Brazil, các nhà bán lẻ cho rằng các yếu tố thành công của việc áp dụng kỹ thuật số sẽ bao gồm việc thiết lập các cách làm việc nhanh nhẹn, hoạt động tinh gọn cũng như tự động hóa đầu cuối.
Đầu tư nguồn nhân lực
Phần lớn các nhà bán lẻ có đội ngũ IT được thuê ngoài. Tuy nhiên khi công nghệ ngày càng phát triển, doanh nghiệp nên cần bổ sung nguồn lực IT có tay nghề cao. Họ không chỉ bảo vệ dữ liệu của tổ chức mà còn cải thiện đáng kể hiệu suất giao hàng, quản lý kho giữa đại lý và khách hàng.
Lấy ví dụ: Walmart đã tạo ra Walmart Global Tech, bao gồm 15.000 kỹ sư, nhà khoa học dữ liệu với vai trò khác nhau để phát triển các sản phẩm kĩ thuật số đổi mới có tính cạnh tranh cao so với các nhà bán lẻ khác.
Đo lường tiến độ liên tục
Hầu hết các nhà bán lẻ đang có xu hướng chuyển đổi số. Nhưng họ vẫn bị “mắt kẹt” trong việc phát triển tầng kiến trúc dữ liệu và mô hình vận hành từ khi bắt đầu. Do đó, họ bị thiếu hụt công cụ, quy trình vận hành cụ thể và khả năng để giải quyết tốt các thách thức bán lẻ trong thời đại mới. Trong khi đó, các công ty lớn đầu ngành đã áp dụng và bắt đầu cải tiến để duy trì kỹ thuật số cho quy trình vận hành quản lý của mình.
Tăng tốc chuyển đổi công nghệ
Để khai thác hoàn toàn tiềm năng công nghệ và đẩy nhanh các quy trình chuyển đổi công nghệ số, các nhà bán lẻ có thể thực hiện một số hành động cụ thể dưới đây:
1. Thay đổi việc tiếp cận khách hàng bằng cách theo dõi hành trình của họ xuyên suốt từ đầu đến cuối
Không phải tất cả các phân khúc khách hàng được tạo ra đều giống nhau. Các nhà bán lẻ nên bắt đầu bằng cách mã hóa các hành trình khách hàng có liên quan nhất và định lượng giá trị trải nghiệm omnichannel của khách hàng xuyên suốt từ đầu đến cuối.
Sau đó, họ có thể đo lường các chỉ số quan trọng trong hành trình này, so sánh giá trị trọn đời của khách hàng với chi phí mua lại để phân bổ tài nguyên hiệu quả nhằm tăng giá trị. Trong giai đoạn cuối, các nhà bán lẻ có thể áp dụng lăng kính này trên toàn tổ chức.
2. Chuyển hướng đầu tư công nghệ với sự tập trung vào giá trị kinh doanh
Nhiều nhà bán lẻ vẫn đang tập trung một lượng lớn tài nguyên cho các hệ thống và phần mềm kế thừa – để giữ cho hoạt động doanh nghiệp được ổn định. Việc này đang ngăn chặn các khoản đầu tư vào các chiến lược ưu tiên tạo ra giá trị kinh doanh, cũng như trong việc thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới dành cho doanh nghiệp.
Thay vào đó, họ nên giới thiệu một quy trình 360 độ trong đó các nhóm kinh doanh và công nghệ cùng chia sẻ chung tiến trình với ban lãnh đạo trong các đánh giá kinh doanh hàng quý. Việc này sẽ đánh giá các mục tiêu kinh doanh hiện tại và KPI tương ứng và phân bổ lại các nguồn lực cho các ưu tiên trong tương lai.
3. Nhân đôi dữ liệu
Nhiều doanh nghiệp đã mắc phải sai lầm khi cố gắng tổng hợp và quản lý tất cả dữ liệu của mình để hỗ trợ các chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là một nỗ lực tốn thời gian! Thay vào đó, các nhà bán lẻ cần xác định chính xác các trường hợp ưu tiên dựa trên tiềm năng khai thác dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh và tạo ra giá trị doanh nghiệp.
Thay vì phải tích hợp dữ liệu cần thiết để giải quyết cho từng trường hợp có thể xảy đến, các nhà lãnh đạo CNTT có thể hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp để thiết lập nền tảng cần thiết, chẳng hạn như một tổ chức trung tâm với các kiến trúc sư và nhà khoa học dữ liệu. Để từ đó, các nhà bán lẻ có thể sử dụng dữ liệu được cung cấp một cách thường xuyên và dễ dàng từ các tổ chức này cho các tệp khách hàng của mình.
4. Xây dựng nền tảng kỹ thuật tương lai
Những nhà bán lẻ nên nâng cấp nền tảng công nghệ và áp dụng các giải pháp mới nhanh chóng. Họ nên thí điểm 1 nền tảng đám mây tự động hóa với các công cụ tiên tiến và tích hợp bảo mật đầu cuối.
Ngoài ra, doanh nghiệp trong ngành bán lẻ nên sử dụng phần mềm cho các quy trình kinh doanh và ưu tiên việc nâng cấp các tính năng mới nhất.
5. Tăng tốc chuyển đổi công nghệ
Tốc độ và quy mô áp dụng chuyển đổi nên là sự ưu tiên của các nhà bán lẻ. Họ nên tạo ra các nhóm chức năng chéo (ví dụ: các kỹ sư, nhà thiết kế và kiến trúc sư được quản lý bởi các product owner). Các nhóm chức năng này liên kết với nhau để thúc đẩy sự hợp tác và tầm nhìn cho toàn bộ doanh nghiệp
Việc giới thiệu hệ thống quản lý tự động có thể cho phép các nhóm chức năng chéo này quản lý việc phân phối các giải pháp từ đầu đến cuối của họ. Và do đó có thể thúc đẩy việc cung cấp các tính năng mới cho khách hàng.
LỜI KẾT
Vào thời điểm mà người tiêu dùng đang đòi hỏi sự linh hoạt và đáp ứng cao hơn, nhiều nhà bán lẻ lại đang thiếu nền tảng công nghệ quản lý, vận hành kho, quy trình sản xuất để đáp ứng những kỳ vọng này.
Vậy nên hãy bắt đầu hệ thống lại kiến trúc công nghệ và mô hình vận hành. Thị trường luôn thay đổi, những nhà bán lẻ bắt buộc phải chạy đua thời gian để xúc tiến chuyển đổi số.
Hy vọng với bài viết này, MEGASOP sẽ giúp quý doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về chuyển đổi công nghệ của các nhà bán lẻ trong thời đại số.
Nguồn: McKinsey