Sáng kiến thay đổi thế giới
Kể từ năm 2005, mỗi năm Financial Times và McKinsey lại tổ chức trao giải thưởng cho những cuốn sách kinh doanh hay nhất trong năm. Trong 17 cuốn sách tham dự cuộc thi năm nay, có cuốn nói về những sáng kiến làm thay đổi thế giới: từ iPhone cho đến drone, có khi lại một bài phân tích sống động về sự nổi lên của Uber, hay là lịch sử chiến tranh, bệnh dịch và thảm hoạ đã đóng vai trò định hình nền kinh tế toàn cầu như thế nào.
Trong số những tác giả được vinh danh có Nadella – CEO Microsoft, Thomas Friedman – tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Thế giới phẳng” và người từng đạt giải Nobel – Jean Tirole.
Phần thưởng 30.000 bảng sẽ được trao cho cuốn sách có cái nhìn hấp dẫn và thuyết phục nhất về các vấn đề kinh doanh hiện đại trong đó bao gồm cả quản trị, tài chính và kinh tế. Vào ngày 19/9, hội đồng thẩm định sách – đừng đầu là biên tập viên Lionel Barber của FT sẽ tuyên bố 6 cuốn sách hay nhất trong năm và đến ngày 6/11, cuốn sách giành chiến thắng mới được xác định. Quán quân của mùa giải năm ngoái là Sebastian Mallaby – tác giả của cuốn sách viết về tiểu sử của Alan Greenspan – “The Man Who Knew”.
Danh sách đề cử năm nay có cuốn “Hit Refresh” của tác giả Nadella (viết với Greg Shaw và Jill Tracie Nichols). Cuốn sách này là những phân tích từ chính bản thân ông về nỗ lực vực dậy Microsoft sau khi công ty này trượt chân khỏi cuộc cách mạng điện thoại di động – một hành động gần như chưa từng thấy trong lịch sử công nghệ.
“The One Device” của tác giả Brian Merchant lại đi sâu vào việc tạo ra iPhone nhân dịp kỷ niệm 10 năm Apple cho ra đời dòng điện thoại làm thay đổi cả ngành điện thoại di động toàn cầu. “The One Device” được nhận xét là đi theo mô típ quen thuộc của một số cuốn sách rất thành công trước đó như The Rise of the Robots của tác giả Martin Ford năm 2015 và The Everything Stone của tác giả Brad Stone năm 2013 viết về Amazon.
Với những phân tích sắc bén của Adam Lashinsky trong cuốn “Wild Ride“, câu chuyện về Uber đã hiện lên đầy sống động và không thể thiếu bài phỏng vấn đáng nhớ của người sáng lập Travis Kalanick khi ông nói rằng “Tôi có phải là một kẻ lừa đảo không? Tôi rất muốn được biết điều đó”, trước khi từ chức khỏi vị trí CEO trong tháng 6 vừa qua.
Một cuốn sách khác nói về xe ô tô tự lái có tựa đề chơi chữ rất hay: “The Driver in the Driverless car” của tác giả Vivek Wadhwa (viết với Alex Salkever). Clive Cook – biên tập viên của FT gọi cuốn sách này là “một bài kiểm tra ngắn gọn và hấp dẫn về những tác động xã hội và đạo đức của sáng tạo”.
Ellen Pao là một nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon và đồng thời là nhà điều hành của nền tảng xã hội Reddit. “Reset” là cuốn sách do chính bà viết kể về câu chuyện bà đã đấu tranh chống lại phân biệt đối xử ở Thung lũng Silicon như thế nào.
Bên cạnh những cuốn sách phân tích và ngợi ca thành tựu công nghệ, “Move Fast and Break Things” thể hiện sự hoài nghi của tác giả về những tác động tiêu cực của công nghệ. Jonathan Taplin sử dụng cụm từ “nền tảng độc quyền” và “văn hoá dồn vào đường cùng” để nói về Facebook, Google, Amazon. Taplin là một trong số ít tác giả quan tâm tới những câu hỏi về tác động của công nghệ đến đời sống xã hội.
Sự kết hợp bất ngờ của 2 thế giới tưởng chừng như hoàn toàn khác biệt – con người và tài chính – là cách khai thác cuốn “The Wisdom of Finance” của tác giả Mihir Desai. Bằng cách sử dụng văn học, lịch sử, phim ảnh và tâm lý học để giải quyết các lý thuyết khô khan của tài chính, tác giả đã đưa tài chính không chỉ là những con số cứng nhắc mà đã trở nên sống động hơn và dễ cảm nhận hơn.
Một cuốn sách tương tự dành cho các nhà đầu tư đó là “A Man for All Markets” của tác giả Edward Thorp. Cuốn sách kể về một nhà toán học vận dụng những kiến thức và kỹ năng mà anh ta đã học được để vận dụng từ Las Vegas cho đến Wall Street, từ chiếu bạc cho đến thế giới của quỹ đầu cơ. “Adaptive Markets” của tác giả Andrew Lo – lời chỉ trích về những giả thuyết thị trường hiệu quả – cũng góp phần làm cho danh sách đề cử năm nay hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư.
2 cuốn sách đề cập đến mặt tối của tài chính đó là “Black Edge” của tác giả Sheelah Kolhatkar và “The Spider Network” của tác giả David Enrich. Black Edge kể về câu chuyện Steven Cohen – cựu giám đốc quỹ phòng hộ đã xây dựng vị trí thống trị trên Phố Wall như thế nào trước khi dính vào giao dịch nội gián. The Spider Network đem đến cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về vụ bên bối thao túng lãi suất Libor.
Cũng trong sanh sách đề cử năm nay có cuốn “Janesville” của nhà báo Amy Goldstein. Bằng cách đi sâu vào cuộc sống của những người dân sống ở thành phố nhỏ Wisconsin khi mà General Motors chấm dứt việc sản xuất ô tô tại đây, Goldstein đã khai thác được những ảnh hưởng xã hội sâu sắc mà các quyết định kinh tế và chính trị gây nên cho người dân lao động như thế nào.
Bên cạnh đó cũng có một vài cuốn sách nói về kinh tế học như “Economics for the Common Good” của tác giả Jean Tirole – người chiến thắng giải Nobel kinh tế. Cuốn sách phân tích kinh tế học đóng vai trò là nguồn lực tích cực cho sự tồn tại mỗi ngày của con người và kinh doanh như thếN nào. Trong khi “Grave New World” của tác giả Stephen King chỉ ra toàn cầu hóa đang đứng trước rủi ro chưa từng thấy trong lịch sử và “Doughnut Economics” bàn đến một mô hình kinh tế mới tập trung nhiều hơn vào con người và áp lực môi trường.
Cuối cùng là “The Great Leveler” của tác giả Walter Scheidel. Scheidel là chuyên gia lịch sử thuộc trường ĐH Stanford. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông đã kết luận trong cuốn The Great Leveler rằng trong mọi thời đại, chiến tranh luôn là động lực cân bằng tuyệt vời nhất cho xã hội. Bất bình đẳng luôn luôn tồn tại, chỉ là ít đi khi chiến tranh và thảm họa tăng lên và giảm đi khi hòa bình và ổn định trở lại.
Nguồn: CafeF, Anh Sa (Theo Tri thức trẻ)