Không có gì ngạc nhiên khi podcasts trở thành một trong những kênh công cụ lớn nhất trong thế giới âm thanh. Mới tháng trước, trang Podcast Insights báo cáo số liệu có hơn 630 nghìn podcast; cùng với đó là khoảng 44% dân số Hoa Kỳ sử dụng phương tiện này. Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng những con số đó sẽ tiếp tục tăng lên. Vì thế, với tư cách là một người làm tiếp thị, bạn có lẽ sẽ tự hỏi: Tôi có nên bắt đầu làm podcast không? Lợi ích của podcast là gì? Tôi có thể tiếp cận với những khan giả nào thông qua kênh thông tin mới này?
Trong năm qua, công ty chúng tôi đã ra mắt một sản phẩm podcast. Nó được coi như một kênh quan trọng để thu hút khán giả cấp quản lý. Khi quyết định làm podcast, chúng tôi không biết nên bắt đầu từ đâu. Nhưng sau khi tiến hành một số nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nó không mất nhiều thời gian để có thể bắt đầu. Điều quan trọng là phải có một nội dung trọng tâm và chủ đề phù hợp với những người nghe quan trọng của bạn. Đối với các nhà tiếp thị quan tâm đến việc tham gia vào mảng podcast, đây là một số bài học tôi học được từ hành trình của mình.
Những lợi ích của podcast
Bạn có thể thu nạp những hiểu biết tuyệt vời từ các khách hàng chínb. Trong podcast của mình, CEO của chúng tôi và một số CEO hàng đầu trò chuyện về những câu chuyện lãnh đạo của họ. Khi đó, chúng tôi có thể biết được những trở ngại mà họ gặp phải và những thách thức trong ngành công nghiệp của họ – đó là cách trao đổi thông tin tốt. Hiểu được những khó khăn mà khách hàng đã phải vật lộn và những bài học mà họ đã học được giúp chúng tôi dễ dàng tạo sự kết nối giữa những gì chúng tôi làm với cách mà các nhà quản lý suy nghĩ. Là nhà tiếp thị, lượng kiến thức này cũng đã khơi dậy những ý tưởng mới cho các chủ đề blog, bài viết nghiên cứu và các nội dung khác có thể tạo ra để giải quyết những thách thức này theo cách cộng hưởng với đối tượng mục tiêu của chúng tôi.
Đây là một kênh sẽ giúp bạn vượt qua sự lộn xộn và kết nối một cách khác biệt với khán giả của mình. Podcast dễ sử dụng, dễ hiểu và là một cách kể chuyện rõ ràng. Bạn sẽ tương tác với khách hàng của mình không phải qua văn bản. Thông qua kênh âm thanh, cảm xúc có thể được lắng nghe và cảm nhận, và những cuộc hội thoại năng động sẽ làm tăng thêm chiều sâu cho câu chuyện. Với cách tiếp thị hiện đại 101, Podcast thể hiện cá tính của mỗi người cũng như tạo cảm giác kết nối cho người nghe. Khán giả chắc chắn sẽ thích lắng nghe những sự thấu hiểu này.
Nó đặt vị trí chúng tôi là những chuyên gia và những nhà lãnh đạo tư tưởng. Bằng cách tiến hành những cuộc trò chuyện này, Podcasts thể hiện cả chuyên môn của cả chúng tôi cũng như những người được phỏng vấn. Nguồn thông tin đáng tin cậy này có thể mang đến một lượng người theo dõi lớn hơn.
Làm thế nào để Podcast thu hút người nghe
Một câu hỏi thường khi bắt đầu một kênh podcast là: “ Làm thế nào để làm cho podcast của tôi trở nên nổi bật?” Đây không phải là vấn đề phát minh lại chiếc bánh xe để được coi là duy nhất và có được lượng người theo dõi lớn. Thay vì cố gắng giải mã cách để podcast của mình leo lên bảng xếp hạng 10 podcast hàng đầu của iTunes, hãy nghĩ về những gì bạn có thể làm để đảm bảo bạn có một podcast chất lượng cao với nội dung có giá trị cho khán giả của mình. Dưới đây là một số điều cần xem xét trước khi bắt đầu podcast của bạn.
Chất lượng âm thanh có thể tạo nên hoặc phá hoại một podcast. Nếu bạn có nội dung hay nhưng chất lượng âm thanh kém, tỷ lệ người nghe thậm chí còn giảm đi. Có quá nhiều podcast để khán giả muốn dành thời gian nghe thay vì một sản phẩm chất lượng âm thanh thấp. Hãy ưu tiên đầu tư thiết bị hiện đại và phù hợp cho sản phẩm podcast của mình. Một chiếc micro tốt, máy tính xách tay và phần mềm chỉnh sửa cùng ghi âm như Audacityare là những điều cơ bản bạn cần.
Kể một câu chuyện. Nếu đang phỏng vấn ai đó, bạn có lẽ sẽ không muốn bị cuốn theo cách tiếp cận kiểu “Q và A”. Điều này sẽ làm khán giả mất hứng thú vì nó thực sự rất nhàm chán. Dành thời gian nghĩ về cấu trúc của một câu chuyện: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Truyền đạt kinh nghiệm về một sự kiện và hãy cố gắng giữ cho khán giả của bạn cảm thấy hứng thú trong khi đó. Nếu mỗi tập podcast giống như một câu chuyện hơn là một bài giảng, khán giả của bạn chắc chắn sẽ tiếp tục theo dõi và chờ đợi kênh podcast của bạn
Dùng thời gian để nói chuyện với người được phỏng vấn trước khi ghi âm. Chuẩn bị cho mỗi tập là rất quan trọng. Cụ thể, thiết lập một chút thời gian để nói chuyện với người mà bạn phỏng vấn trước sẽ giúp cho cuộc trò chuyện tốt hơn. Bạn cũng nên nói trước về cấu trúc podcast của mình: những câu hỏi bạn sẽ hỏi, cuộc đối thoại được dự định diễn ra như thế nào, v.v … Sự chuẩn bị càng kĩ lưỡng, cuộc hội thoại khi ngồi trước micro sẽ càng thành công hơn.
Là những nhà tiếp thị, tất cả chúng ta đều muốn xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khán giả của mình bằng cách cung cấp nội dung hấp dẫn, chất lượng cao. Podcast giúp bạn sống đúng với bản thân và xây dựng sự kết nối với khán giả của bạn. Đây không chỉ là một kênh tuyệt vời để chia sẻ nội dung, mà còn có thể mở ra cơ hội kinh doanh thú vị và một làn sóng tiếp thị hoàn toàn mới cho công ty của bạn