Xiaomi có thể bị đưa vào danh sách đen ở Mỹ tuy nhiên ở Trung Quốc, hãng này sản xuất hơn 1.000 thiết bị gia đình thông minh, tạo ra một mạng lưới không ai có thể bắt kịp.
Sun Xinhe là kiểu người thích thử nghiệm các tiện ích mới. Với tấm bằng tốt nghiệp về tự động hóa và làm việc cho chính phủ, là người sống ở Tai’an, một thành phố cấp ba ở tỉnh Sơn Đông, có hơn 200 thiết bị thông minh trong hai ngôi nhà của mình. Từ máy giặt đến giá treo quần áo, từ lò nướng đến rèm cửa, mọi thứ đều được kết nối với một ứng dụng di động thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc: gã điện thoại thông minh khổng lồ Xiaomi.
Trung Quốc đang tiến vào kỷ nguyên nhà thông minh sớm hơn phần lớn các quốc gia còn lại trên thế giới, và phần lớn là nhờ Xiaomi, công ty đang cải tiến kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất phần cứng và tận dụng các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư lỏng lẻo của Trung Quốc để đạt được điều mà Amazon và Google chỉ có thể mơ ước: chiếm lĩnh toàn bộ ngôi nhà của người dùng. Cuộc sống gia đình ở Trung Quốc ngày càng phát triển khi cung cấp một bản xem trước những gì có thể xảy ra trên thế giới về mặt kỹ thuật, mặc dù những mối lo ngại về quyền riêng tư ở nước ngoài có thể hạn chế mức độ lan truyền của mô hình đó.
Xu hướng hệ thống nhà thông minh trong kỷ nguyên 4.0
Được thành lập vào năm 2010 và hiện có giá trị 78 tỷ USD , Xiaomi có trụ sở tại Bắc Kinh không chỉ xây dựng thương hiệu điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới chỉ trong vòng 10 năm mà còn trở thành người dẫn đầu trong thị trường thiết bị gia đình thông minh trị giá 26 tỷ USD tại Trung Quốc . Xiaomi bán hơn 1.500 sản phẩm nhà thông minh trên trang web của mình, hầu hết đều rẻ hơn so với các thiết bị từ các đối thủ cạnh tranh lớn. Điều quan trọng là tất cả các sản phẩm đều có thể được điều khiển bằng một ứng dụng duy nhất.
Bằng cách cung cấp nhiều lựa chọn các sản phẩm giá cả phải chăng và đáng tin cậy, Xiaomi đã tự biến mình trở thành IKEA của các thiết bị gia đình thông minh, một so sánh mà người sáng lập Lei Jun cảm thấy vui mừng về điều đó . Trong một bức thư ngỏ được đưa vào báo cáo thường niên năm 2019 của Xiaomi, Lei cam kết đầu tư khoảng 7,7 tỷ USD trong 5 năm tới “để đảm bảo sự thống trị hoàn toàn của chúng tôi trong kỷ nguyên sống thông minh mới.”
Các thương hiệu điện thoại thông minh nổi tiếng khác của Trung Quốc, như Huawei, chỉ nhận ra tầm quan trọng của thị trường nhà thông minh sau khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán điện thoại thông minh bị tụt dốc vào năm 2018. Vào thời điểm quyết định xâm nhập vào để tạo ra các thiết bị thông minh, họ đã đi sau Xiaomi nhiều năm.
Chìa khóa để thành công
Xiaomi đã tiếp quản thị trường nhà thông minh bằng cách sử dụng chiến lược gọng kìm.
Flora Tang, nhà phân tích của Counterpoint Research, nói với Protocol rằng: “Chiến thuật đầu tiên là lấy một sản phẩm cao cấp, đắt tiền – ví dụ như Roomba – và tự tạo ra một phiên bản rẻ hơn”.
Một hướng đi khác là sử dụng một sản phẩm chung chung, giá rẻ và cải tiến nó. Tang cho biết: “Các loại pin sạc dự phòng, đèn bàn, ổ cắm điện … luôn có các công ty sản xuất, nhưng bạn sẽ không nhớ được thương hiệu nào mà bạn sử dụng ở nhà”. Xiaomi sẽ sản xuất phiên bản của riêng mình với một vài cải tiến về thiết kế hay chức năng như bổ sung thêm chuông và còi vào thiết bị. Trong sự kiện ra mắt sản phẩm năm 2015 của Xiaomi , người sáng lập Lei Jun đã dành gần 20 phút để giới thiệu ổ cắm điện đầu tiên của hãng, tự hào với thiết kế đẹp mắt với công suất cao. Lei khẳng định, Xiaomi đã chi hơn 10 triệu RMB (khoảng 1,5 triệu USD) cho việc nghiên cứu và sản xuất sản phẩm này.
Kết quả là, Xiaomi đang làm đúng như những gì IKEA đã làm với ngành nội thất: giảm giá thành những sản phẩm đắt tiền trong khi nâng cao chất lượng của những sản phẩm giá rẻ. Nó hoàn toàn phù hợp với hàng trăm triệu người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu mới của Trung Quốc, những người muốn tận hưởng cuộc sống vui vẻ với mức giá hợp lý.
Tuy nhiên giá thấp không phải là điểm độc đáo duy nhất đối với Xiaomi. Quan trọng hơn là hiệu ứng mạng mà họ tạo ra giữa các sản phẩm nhà thông minh của mình.
Bắt đầu vào năm 2013 khi Xiaomi đưa ra chiến lược “hệ sinh thái” khi đầu tư vào một loạt các công ty sản xuất. Ngày nay, Xiaomi có cổ phần ở hơn 300 công ty sản xuất các sản phẩm từ vòng đeo cho đến dây cáp, thiết bị nhà bếp đến dụng cụ vệ sinh. Trong hầu hết các trường hợp, Xiaomi không quản lý các công ty này nhưng có mối quan hệ cực kỳ thân thiết với họ. Trên thực tế, nhiều thương hiệu con này có tên giống với Xiaomi, như “Green Mi”, “Purple Mi”, “Cloud Mi” và “Smart Mi.” Khách hàng thường nhầm lẫn những sản phẩm này là của Xiaomi, điều này tạo lợi ích khá tốt đối với công ty công nghệ này.
Sự sắp xếp này mang lại lợi ích cho cả hai bên. Các thương hiệu con tiết kiệm chi phí bán hàng và tiếp thị bằng cách bán hàng thông qua trang web của Xiaomi và các cửa hàng của Xiaomi. Theo Tang, họ cũng được hưởng lợi từ chuỗi cung ứng của Xiaomi. Là một công ty bán điện thoại thông minh giá rẻ, Xiaomi có nhiều kinh nghiệm đàm phán để có linh kiện giá thấp, một lợi thế mà họ chia sẻ với các công ty mà họ đầu tư vào.
Đổi lại, các thiết bị mà họ sản xuất thường chỉ có thể kết nối với nền tảng bộ đồ gia dụng riêng của Xiaomi, “Mi Home”. Cùng với nhau, họ tạo thành một hệ thống lớn và khép kín. Khi khách hàng sử dụng các sản phẩm của Xiaomi, họ có thể nhận được bất cứ thứ gì từ đó – và khi khách hàng chuyển sang nhà cung cấp nhà thông minh khác thì chi phí phải trả cao ngất ngưởng.
Hiệu ứng mạng chắc chắn đã có tác động với Sun, một người đam mê sản phẩm của Xiaomi. Anh ấy đã yêu thích các thiết bị của Xiaomi vào khoảng năm 2015 và dần dần mua hàng trăm sản phẩm gia đình của công ty.
Sun thấy sự thú vị trong việc thiết kế các tương tác phức tạp giữa các thiết bị của mình. Khi anh ấy bước vào căn phòng mà anh ta sử dụng làm tủ quần áo, cảm biến chuyển động sẽ kích hoạt đèn bật sáng, giá treo quần áo hạ xuống và rèm cửa đóng lại. “Tất cả những gì tôi cần làm là thay trang phục và bước ra ngoài,” anh nói. Sau một lúc, mọi thứ tự động trở lại vị trí cũ.
Những thách thức xuất hiện
Nhưng mọi thứ đang thay đổi đối với hệ sinh thái của Xiaomi. Trong khi nhiều công ty thương hiệu con đã được hưởng lợi từ việc đầu tư và chuỗi cung ứng của Xiaomi trong giai đoạn đầu, họ đã phát triển và tạo dựng thương hiệu của riêng mình.
Mô hình định giá thấp mà Xiaomi kiên quyết áp dụng đã buộc các công ty này phải thu hẹp lợi nhuận. Nhiều công ty trong số này hiện đang phát triển các sản phẩm khác nhau, cao cấp hơn hoạt động với các hệ thống khác như HomeKit của Apple.
“Smart Mi cuối cùng sẽ có đội bán hàng và thương hiệu riêng”, CEO của Smart Mi trả lời tạp chí Time Weekly của Trung Quốc năm 2018. Công ty sản xuất máy sưởi, điều hòa không khí và máy lọc không khí thông minh cho hệ sinh thái của Xiaomi.
Đây là một vấn đề lâu dài mà Xiaomi cần giải quyết. Kể từ những năm đầu thành lập, Xiaomi đã tự tạo cho mình là thương hiệu có giá cả phù hợp cho người tiêu dùng – vậy nên hiếm khi khách hàng tìm đến Xiaomi để mua các sản phẩm cao cấp. Nhưng GDP bình quân trên đầu người ở Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi kể từ khi Xiaomi thành lập và người dân sẵn sàng trả nhiều hơn để cải thiện cuộc sống của họ. Liệu Xiaomi có thể thu hút được những khách hàng giàu có này hay không thì vẫn là một câu hỏi.
Có một thách thức khác mà Amazon và Google thường xuyên phải đối mặt, một trở ngại mà Xiaomi né tránh cho đến nay đó là mối quan tâm về bảo mật dữ liệu cá nhân. Mạng xã hội đã dấy lên những lo ngại về quyền riêng tư khi Amazon giới thiệu máy bay không người lái trong nhà vào tháng 9 năm ngoái. Trung Quốc là nơi mà hoạt động giám sát trở thành sự kết hợp giữa nhà nước và khu vực tư nhân, những cuộc thảo luận như vậy gây chú ý. Xiaomi ít bị nghi ngờ dù các sản phẩm của họ có thể có mọi nơi trong nhà.
Thách thức trong việc bảo mật dữ liệu cá nhân
Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc đã công bố dự thảo Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân , tuy nhiên luật này không đề cập đến các thiết bị gia đình thông minh. Quyền bảo mật dữ liệu gia đình đã trở thành tiêu đề nóng tại Trung Quốc năm 2017 khi một số người phát hiện ra cảnh quay camera an ninh của họ đang được livestream công khai, nhưng sau đó có rất ít cuộc thảo luận liên quan đến các thiết bị gia đình thông minh.
“Đương nhiên tôi lo lắng về việc bảo mật, nhưng không có giải pháp triệt để cho vấn đề này,” Sun nói. Anh ấy cho rằng những sản phẩm này cần thiết để hiểu thêm về cách sống của anh ấy. “Giống như bạn có một người giúp việc. Cô ấy phải biết nơi bạn đặt mọi thứ trong nhà, sử dụng chúng như thế nào, khi nào bạn đi ngủ và bạn thích ăn gì. Nếu cô ấy không biết điều đó, cô ấy không thể phục vụ bạn.”
Nguồn: Thu thập