Ngày nay, khi sự tiến bộ và đổi mới được xem như lẽ tất yếu trong cuộc sống, nhiều cơ sở giáo dục vẫn duy trì khung chương trình và phương pháp giảng dạy “cũ kỹ” của thế kỷ XX. Tuy nhiên, cho dù những phương pháp giáo dục lâu đời nhất cũng không thể chống lại được nhịp độ của thời gian. Ngày càng có nhiều trường học áp dụng các kỹ thuật mới, cũng như tìm kiếm những cách sáng tạo để tận dụng lợi ích của chúng. Bên cạnh đó, họ cũng phát triển các chiến lược giáo dục tốt nhất cho sinh viên của mình. Dưới đây sẽ là năm trong số những đổi mới ấn tượng nhất của giáo dục từ khắp nơi trên thế giới.
Phương pháp giáo dục học 3D tại Các tiểu vương quốc Arập thống nhất
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nghiên cứu các đối tượng phức tạp với sự trợ giúp của công nghệ 3D? Để trả lời câu hỏi này thì tất cả những gì bạn cần là một cặp kính 3D, bạn sẽ sử dụng nó để quan sát hình ảnh não bộ con người, mô hình vũ trụ, hay thậm chí không gian bên trong của một chiếc máy bay phản lực. Tín hiệu đáng mừng ở đây là giá thành của những công nghệ này đang được tối ưu hơn mỗi ngày. Hiện nay, chỉ có Học viện GEM Modern ở Dubai đang thực hành cách tiếp cận này. Tuy nhiên, chúng ta có cơ sở để tin rằng nhiều trường học khác cũng sẽ sớm theo chân của họ triển khai phương pháp này. Chúng ta phải thừa nhận rằng cách tiếp cận như thế này có thể tạo ra một cuộc cách mạng hóa cách bất kỳ bộ môn nào, từ lịch sử đến địa lý.
Phương pháp giáo dục và sự tự chủ của giáo viên ở Phần Lan
Phần Lan sở hữu hệ thống giáo dục mạnh nhất trên thế giới. Thực tế, có tới 93% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (tỷ lệ cao nhất thế giới, cao hơn 17,5% so với Mỹ). Sư tự chủ của giáo viên có lẽ là một trong những lý do chính giúp học sinh của họ thể hiện bản thân tốt đến vậy. Khác với phần lớn các nền giáo dục, Phần Lan đã vượt qua thử nghiệm tiêu chuẩn, hạn chế số lượng bài kiểm tra tới mức tối thiểu. Ngoài ra, giáo viên sẽ không dựa dẫm vào một chương trình giảng dạy tiêu chuẩn nào mà tiến hành chuyên môn của mình dựa theo nhu cầu của học sinh. Và, tất nhiên, nó sẽ giúp sàng lọc một đội ngũ giáo viên giỏi – vấn đề đau đầu mà nhiều quốc gia đã phải đối mặt.
Kế hoạch học tập cá nhân ở Hà Lan
Cách tiếp cận tương tự cũng đã được quốc gia láng giềng của Phần Lan là Hà Lan thông qua. Hiện nay, mới chỉ có một vài trường thực hiện phương pháp này nhưng chúng ta vẫn có hy vọng rằng con số này sẽ tăng lên theo thời gian. Ở Hà Lan lúc này đang có một ngôi trường thu hút được rất nhiều sự chú ý của phụ huynh và học sinh – đó là trường Steve Jobs tọa lạc tại thành phố Amsterdam. Cơ sở giáo dục này phát triển đúng với tên gọi của nó và thực hiện phương thức ‘nghĩ khác biệt’. Học sinh được giao rất ít bài tập về nhà và bài kiểm tra. Hệ thống được thiết kế để cho phép tất cả trẻ em học với tốc độ riêng của mình.
Trong khi nhiều cơ sở giáo dục thực hiện phương pháp giảng dạy giống nhau, một số ít trường trung học vẫn triển khai những chương trình đào tạo mang tinh thần tự do và tính sáng tạo. Thực tế, nhiều trường đại học vẫn đưa ra các môn học bắt buộc khiến ứng viên phải xoay xở để so sánh, đối chiếu những chủ đề bài luận cho sinh viên đại học. Họ cũng yêu cầu vô số các bài kiểm tra và lãng phí thời gian với những môn học không được mấy quan tâm. Trong khi đó, Hà Lan dường như đang giải quyết vấn đề này rất tốt.
Giáo dục đại học miễn phí ở Đức
Mặc cho nhiều quốc gia chỉ triển khai các khoản trợ cấp cho những sinh viên tài năng nhất, Đức vẫn đi trước một bước với chính sách đặc biệt. Chính này này tạo ra một hệ thống giáo dục đại học hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt, nó không chỉ dành riêng cho người Đức mà những công dân đến từ quốc gia khác đều được hưởng ưu đãi. Đương nhiên, việc miễn học phí sẽ tạo ra những nhược điểm nhất định. Thực tế, những trường đại học Đức bao gồm chủ yếu các tòa nhà và thư viện, không có phòng tập thể dục, hồ bơi hay phòng học miễn phí cho sinh viên. Nhưng suy cho cùng, với số tiền học phí tiết kiệm được mỗi năm (khoảng 25 ngàn đô la ở Mỹ), bạn có thể bù đắp cho bất kỳ khoản chi phí bổ sung nào liên quan tới giáo dục.
Siết chặt phương diện rủi ro của sự sáng tạo tại Mỹ
Học sinh ở Brightworks, San Francisco đã thực sự trải qua khía cạnh mạo hiểm của tính sáng tạo khi chơi đùa cùng lửa và tham gia nhiều hoạt động mà trẻ em hiện đại bị “tước đoạt”. Đương nhiên, những hoạt động như vậy sẽ được giám sát chặt chẽ để trẻ em có cơ hội khám phá một phương diện khác của cuộc sống. Mặc cho đôi lúc bị lấm bẩn, các em không lo ngại mà vẫn cảm nhận được sự vui vẻ trong đó.
Trên đây chỉ là một số những sáng kiến, phương pháp giáo dục đầy cảm hứng từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Và chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng vào những bước đột phá của các nước đang phát triển. Thực tế, họ đã sở hữu những thành tựu như giảng dạy tiếng Anh từ xa ở Hàn Quốc, củng cố các cơ sở giáo dục tại Cuba hay hiện đại hóa hệ thống trường học lớn ở Mỹ La Tinh. Cuối cùng, chúng ta có thể khẳng định rằng hệ thống giáo dục dường như đang khám phá ra những hướng đi mới của nó, đem lại nhiều hứa hẹn cho thế hệ tương lai.
Khánh Vân dịch từ Future Trend