TS Phạm Anh Tuấn – Khoa Quản trị & Kinh doanh – ĐHQGHN
Kinh doanh ngày càng giống một trận đấu bóng khi mà để giànhgiật khách hàng, thị trường, các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả những nguồn lực đang sở hữu, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ, và đặc biệt có một đấu pháp tốt cho từng trận đấu, từng đối thủ. Tuy nhiên, khi mà bối cảnh cạnhtranh đang thay đổi ngày một nhanh hơn trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mối quan hệ giữa các đối thủ kinh doanh, tính chất của các đối thủ,..đang ngày các khác với tính chất của một trận đấu thế thao. Sau đây là những điểm giống nhau và khác nhau căn bản giữa bóng đá và kinh doanh, hay giữa một đội bóng và một doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh 4.0.
Doanh nghiệp và đội bóng có nhiều điểm chung:
Đấu pháp (Playbook)
Playbook đang trở thành một cụm từ được giới lãnh đạo doanhnghiệp toàn cầu ưu thích sử dụng khi đề cấp tới chiến lược kinh doanh trong kỷ nguyên số. Playbook trong các trận đấu thể thao đối kháng có tính tập thể như bóng đá, bóng rổ chính là đấu pháp mà mỗi huấn luyện viên sẽ sử dụng cho từng trận đấu. Playbook giúp HLV sắp xếp một đội hình thi đấu hiệu quả nhất dựa trên “cách chơi” và năng lực của “đối thủ”, và tùy thuộc vào diễn biến của trận đấu.
Sở dĩ các doanh nghiệp hiện nay cũng cần một đấu pháp hay “playbook” vì nhu cầu của thị trường và hành vi của khách hàng thay đổi ngày càng nhanh, vòng đời công nghệ ngày càng ngắn, chiến lược của các đối thủ cũng ngày càng khó đoán hơn, vì vậy một đấu pháp tốt sẽ giúp doanh nghiệp giành được lợi thế so với đối thủ cạnh tranh trong từng dòng sản phẩm, dịch vụ, hoặc ở từng thị trường, địa bàn.
Quản trị đội nhóm (teamwork)
Quản trị các đội nhóm hiệu suất cao trong một doanh nghiệp cũngkhó như quản lý một đội bóng. Một đội nhóm hiệu suất cao thường hội tụ những yếu tố như các thành viên cùng hướng tới mục tiêu chung, vai trò trách nhiệm của từng thành viên được xác định rõ ràng, và đặc biệt quan trọng là năng lực chuyên môn, kỹ năng của các thành viên phải bổ sung cho nhau. Đội bóng đá vẫn được xem như hình mẫu cho các đội nhóm hiệu suất cao trong tổ chức. Khi sức mạnh của các thành viên trong đội đều được giải phóng và khai thác ở mức độ cao nhất giống như khi một độibóng chơi hay với công suất của từng cầu thủ cao hơn 100% trong một trận đấu lớnthì sức mạnh của cả đội chắc chắn sẽ lớn hơn sức mạnh riêng lẻ của tất cả các thànhviên cộng lại.
Nhưng cũng ngày càng khác nhau..
Cạnh tranh bất đối xứng (asymetric competition)
Trong kỷ nguyên số, ranh giới giữa các ngành công nghiệp ngày một xóa nhòa, và cạnh tranh không chỉ đơn thuần diễn ra giữa những đối thủ giốngnhau trong cùng một ngành công nghiệp, tương tự như cuộc đấu giữa hai đội bóng trong một trận đá bóng. Cạnh tranh bất đối xứng đang là một xu thế, ở đó một doanh nghiệp truyền thống có thể phải đối đầu trực tiếp với một đối thủ hoàn toànxa lạ, là những công ty công nghệ trước đó chưa hề có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp của doanh nghiệp truyền thống. Đó chính là sự đối đầu giữa taxi truyền thống và các ứng dụng gọi xe, giữa các chuỗi khách sạn và Airbnb, hay giữa ngân hàng và các công ty fintech.
Vừa hợp tác vừa cạnh tranh (co-opetition)
Không như những cuộc đối đầu nảy lửa giữa các đội bóng trong một trận đá bóng mà việc đánh bại đối thủ luôn là mục tiêu cao nhất mà mỗi đội bóng đều hướng tới, ngày nay người ta nhận thấy các đối thủ lớn nhất trong các ngành công nghiệp có xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Đây được gọi là hiện tượng co-opetition, theo đó doanh nghiệp có thể vừa phải cạnh tranh với nhà cung cấp thân thuộc nhấttrong một số lĩnh vực, đồng thời lại phải hợp tác với đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong một số lĩnh vực khác. Điển hình là sự đối đầu không khoan nhượng giữa Googlevà Apple trong mảng hệ điều hành di động nhưng mỗi năm Google vẫn phải trả cho Apple hàng tỷ đô la để ứng dụng tìm kiếm và bản đồ của Google xuất hiện mặc địnhtrên mỗi điện thoại iPhone. Hay Microsoft luôn xem Apple là đối thủ lớn nhấttrong mảng máy tính cá nhân nhưng ngày nay, để đáp ứng xu hướng Mobile First của khách hàng, hai ông lớn này cũng “bắt tay” nhau để các ứng dụng Microsoft có thể chạy trên mỗi chiếc điện thoại iPhone.
Tóm lại, để thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường, của hành vi khách hàng, với các chiến lược khó lường của đối thủ cạnh tranh, mỗidoanh nghiệp cần có một đấu pháp (playbook) phù hợp với từng ngữ cảnh, từng sảnphẩm, dịch vụ hay từng đối thủ và xây dựng được những đội nhóm hiệu suất cao được cơ cấu và vận hành như một đội bóng. Bên cạnh đó, nếu là một doanh nghiệp đã trưởngthành, bạn hãy chuẩn bị sẵn cho các tình huống cạnh tranh bất đối xứng với các đối thủ hoàn toàn xa lạ, và hãy học cách hợp tác với đối thủ cạnh tranh lớn nhất củamình thay vì tìm cách đối đầu, tiêu diệt họ.