Tham gia chương trình đào tạo, học lại cách quản lý thời gian, cách giao việc, quản lý công việc của nhân viên cấp dưới chính là một lựa chọn khôn ngoan cho các “sếp”.
Lâu nay các sếp vẫn chỉ đạo theo kinh nghiệm
Làm việc, chỉ đạo theo kinh nghiệm vẫn là cách làm phổ biến của đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ quan công quyền hiện nay. Ở các cơ quan nhà nước, không ít “sếp” luôn bị quá tải công việc, phải ở lại cơ quan đến 7, 8 giờ tối, phải thường xuyên gặp gỡ đối tác trên bàn nhậu. Kết quả là sức khỏe suy giảm và không còn nhiều thời gian dành cho gia đình và chăm sóc con cái. Vậy có cách nào cải thiện tình trạng này không? Tham gia chương trình đào tạo, học lại cách quản lý thời gian, cách giao việc, quản lý công việc của nhân viên cấp dưới chính là một lựa chọn khôn ngoan cho các “sếp”.
Sếp trong khu vực công cần biết giao việc, dùng người hiệu quả
“Nghe sẽ quên, làm sẽ nhớ”, đây là nguyên tắc truyền đạt kiến thức được áp dụng trong tất cả các môn học trong chương trình Thạc sỹ Quản lý Công Việt Nam-Thụy Điển (MPPM), đặc biệt với các môn học do các giáo sư Thụy Điển giảng dạy. Môn học “Lãnh đạo và Quản lý sự thay đổi” do Tiến sĩ Philip giảng dạy, một môn học luôn được các học viên trong chương trình MPPM thích thú nhất chính là một minh chứng rõ ràng cho nguyên tắc truyền đạt kiến thức này.
Sếp cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Thầy giáo không đi sâu vào việc phân tích các khái niệm mà tìm cách khơi dậy năng lực lãnh đạo của từng học viên, ví dụ rèn luyện kỹ năng lắng nghe chính là một trong những phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo. Thông qua các bài tập nhóm hay các trò chơi, học viên sẽ tự đúc kết được các phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo giỏi hay thành thạo công cụ “phân tích trường lực” nếu được tham gia vào quá trình thay đổi tổ chức. “Môn học này giúp tôi thay đổi căn bản hành vi, thái độ của mình trong chỉ đạo công việc và phối hợp làm việc với các đồng nghiệp ở cơ quan”, anh Nhi – Phó Tổng Giám đốc một Tổng Công ty thuộc Bộ Giao thông vận tải cho biết.
Học viên Thạc sĩ Quản lý công phần lớn là cán bộ nguồn của các bộ, ngành, địa phương
Là chương trình đào tạo Thạc sĩ liên kết đầu tiên ở Việt Nam chuyên dành cho đội ngũ cán bộ quản lý đương chức cũng như đội ngũ lãnh đạo tương lai trong khu vực công, chương trình Thạc sĩ Quản lý công Việt Nam Thụy Điển MPPM trong 7 năm qua đã đào tạo hơn 300 học viên đến từ hầu hết các bộ ngành, các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Anh Toàn, một công chức lâu năm làm việc tại Bộ Giáo dục hào hứng cho biết: “Tôi đã tham dự rất nhiều khóa đào tạo nhưng có thể nói chỉ khi được theo học Chương trình Thạc sĩ Quản lý Công – ĐH Uppsala (Thụy Điển), với phương pháp sư phạm tuyệt vời của các giáo sư Thụy Điển, tôi mới thật sự ngấm và rút ra được các bài học về lãnh đạo và quản trị rất thiết thực cho công việc của mình”.
Kiến thức cập nhật các xu hướng quản lý công mới nhất
Học viên luôn yêu thích những môn học vĩ mô như “Chính trị so sánh và phúc lợi xã hội”, “Phân tích chính sách công” hay những môn học mang tính tác nghiệp như “Quản lý tài chính công”, “Giám sát, đánh giá trong khu vực công”. Những môn học trang bị kỹ năng như “Lãnh đạo và Quản trị thay đổi” các giảng viên đều luôn yêu cầu học viên có tư duy phản biện, trình bày quan điểm riêng đối với các tình huống thực tế gặp phải trong quản lý khu vực công. Các kiến thức và kỹ năng do các giảng viên Thụy Điển và Việt nam truyền đạt thực sự đã giúp học viên cải thiện kết quả công việc trong thực thi chính sách hay điều hành công sở.
Chương trình nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế
Chương trình Thạc sĩ Quản lý công Việt Nam- Thụy Điển cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức quốc tế như SIDA, Irish Aid, ADB,… hay các chương trình trọng điểm của Đảng và Chính phủ như chương trình 165, chương trình 135 giai đoạn II. Với mong muốn tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo bài bản theo công nghệ của Thụy Điển, nơi có nền hành chính công tiên tiến hàng đầu thế giới, đội ngũ này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ hiệu quả cho tiến trình cải cách hành chính, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Sự thành công của chương trình này còn được xem là hình mẫu về hợp tác giáo dục giữa hai nước Việt Nam và Thụy Điển, vốn có truyền thống hữu nghị bền chặt trong nhiều thập kỷ qua.
Để biết thông tin tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Quản lý Công Việt Nam-Thụy Điển năm 2017, xem TẠI ĐÂY