Ngày 19 tháng 7 năm 2021 – Trong bốn năm qua, blog này đã xem xét khía cạnh con người trong quá trình chuyển đổi được định hướng bởi công nghệ đang định hình lại các hoạt động kinh doanh. Chúng tôi đã đưa ra trường hợp cho những nỗ lực xây dựng năng lực có hệ thống, quy mô lớn, lập luận rằng các công ty sẽ không nắm bắt được lợi ích của các công nghệ kỹ thuật số mới nếu họ không trang bị cho nhân viên của mình các kỹ năng để sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Browsing: Quản trị tri thức
Quản trị tri thức ngày càng được áp dụng rộng rãi
Khái niệm “Quản trị tri thức”, gọi tắt là QTTT (viết tắt trong tiếng Anh là KM – knowledge management) ngày nay đã trở thành một cụm từ phổ biến trên thế giới như là một phương thức quản trị tiên tiến giúp doanh nghiệp không ngừng tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Tri thức là nguồn lực quan trọng của tổ chức
Grant (1996) cho rằng tri thức chính là nguồn lực có tầm quan trọng chiến lược nhất mà tổ chức đang sở hữu. Kogut và Zander (1992) lập luận rằng năng lực động của tổ chức trong việc kết hợp tri thức bên trong và bên ngoài tổ chức là nguyên nhân tạo ra đổi mới sáng tạo của tổ chức. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay thì khả năng thu thập, xử lý và khai thác thông tin nhanh và hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh chính là cách mà doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
Nonaka và cộng sự (1994)
Nonaka và cộng sự (1994) là những học giả đầu tiên đề cập đến khái niệm “Quản trị dựa vào tri thức”, xuất phát từ việc quan sát và phân tích cách thức các doanh nghiệp Nhật Bản phát triển thành công nhờ vào quá trình thúc đẩy sáng tạo tri thức trong mọi hoạt động của tổ chức. Trong suốt ba thập kỷ qua, QTTT đã trở thành một chủ đề nghiên cứu thu hút sự quan tâm của đông đảo các học giả quốc tế và được đưa vào nội dung giảng dạy tại các trường kinh doanh hàng đầu thế giới như Havard, Stanford, MIT.
Không giao tiếp trực tiếp với thầy cô, phải giam mình trong nhà, khó khăn về thiết bị học online hay đường truyền mạng không ổn định… là bốn trong rất nhiều lý do khiến nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, tăng áp lực tâm lý, thậm chí bị stress.
Trong kỷ nguyên số, mỗi tổ chức cần xây dựng, củng cố và vun đắp những năng lực cốt lõi cũng như những năng lực hoàn toàn mới. Dave Ulrich gợi ý 12 loại năng lực mới giúp tổ chức phát triển bền vững trong kỷ nguyên số
Kevin Hamlin và Dexter Robers Mất ba mươi phút lái xe vào khu sa mạc cằn cỗi bên ngoài Korla,…
Trong số 1,3 nghìn tỷ đô la đã được chi cho việc chuyển đổi này vào năm ngoái, ước tính rằng 900 tỷ đô la đã bị lãng phí. Tại sao có nỗ lực thành công và có những nỗ lực lại thất bại?Về cơ bản, đó là vì hầu hết các công nghệ kỹ thuật số đều cung cấp khả năng tăng hiệu quả và sự thân thiết của khách hàng. Nhưng nếu thiếu tư duy đúng đắn để thay đổi và các phương thức tổ chức hiện tại có sai sót, chuyển đổi số sẽ thất bại.
Chiến lược mã hóa (codification) là chiến lược dựa vào công nghệ, hệ thống và các quy trình, thủ tục để ghi chép, mô tả, mã hóa các tri thức, kinh nghiệm của tổ chức, biến tri thức « ẩn » thành tri thức « hiện ». Mục tiêu của chiến lược này là xây dựng được các kho tri thức (knowledge repository) để các thành viên trong tổ chức có thể dễ dàng truy cập, tìm kiếm tri thức mình cần phục vụ cho công việc. Chiến lược này chính là chiến lược QTTT đầu tư vào hệ thống (system oriented strategy) theo cách gọi của Choi và Lee (2002).
Một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi của DBS là việc áp dụng sớm công nghệ năng suất dựa trên đám mây, dưới dạng Office 365, trong các hoạt động của mình. Điện toán đám mây cung cấp cho nhân viên DBS quyền truy cập vào dữ liệu liên quan khi đang di chuyển, giúp nhân viên làm việc hiệu quả và linh hoạt.
Richard Thaler, giáo sư Đại học Chicago, người vừa đoạt Giải Nobel về Khoa học Kinh tế, đã truyền cảm hứng cho các học giả về các nguyên tắc khác nhau và thay đổi một cách căn bản cách chúng ta suy nghĩ về hành vi của con người. Ông được coi là cha đẻ của kinh tế học hành vi – một lĩnh vực tương đối mới kết hợp những hiểu biết sâu sắc từ tâm lý học, phán đoán và ra quyết định, và kinh tế học để tạo ra một sự hiểu biết chính xác hơn về hành vi của con người.
Nhu cầu làm việc theo đội luôn tồn tại. Trên thực tế, mọi người làm việc trong cùng một đội là một phần của những nền tảng cho hành vi xã hội của con người. Nhưng liệu những yếu tố này đã đủ để biện minh cho những học thuyết xem đó như là phương pháp làm việc phù hợp duy nhất? Mỗi một hình thức tương tác xã hội có thể được xác định là làm việc đội nhóm hay không? Có quá ít sự phân biệt giữa giao tiếp, phối hợp, hợp tác và cộng tác có thể thấy rõ.
Đối với nhân viên, việc khám phá ra động lực bên trong, mục đích nội tại đóng một vai trò quan trọng để tìm thấy sự hào hứng và hài lòng với công việc. Theo như nghiên cứu của Deloitte năm 2016, mọi người thường có xu hướng trung thành hơn với những tổ chức quan tâm, hỗ trợ họ trên con đường sự nghiệp cũng như con đường để theo đuổi ước mơ trong cuộc sống.