Kevin Hamlin và Dexter Robers
Mất ba mươi phút lái xe vào khu sa mạc cằn cỗi bên ngoài Korla, thuộc vùng Tân Cương xa xôi của Trung Quốc, tại đây có một nhà máy dệt may thuộc sở hữu của Tập đoàn Jinsheng. Họ đang xây dựng một khu phức hợp nhà máy hiện đại nhất. Bên trong cơ sở trị giá 16 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2.4 tỷ USD) là một tập hợp các nhà kho bình dị được bao quanh bởi thảm cỏ nhân tạo nguyên sinh, hàng cuộn bông cotton khổng lồ, và hơn một triệu con suốt (se chỉ, se sợi) màu đỏ màu xanh. Ở đây hầu như không có bóng người.
Chỉ có mộtvài kỹ sư người Đức đi rà soát, đảm bảo thiết bị chạy ở hiệu suất cao nhất. Đây là tương lai sử dụng ít nhân lực của một ngành công nghiệp đã đưa hàng triệu người châu Á thoát khỏi đói nghèo.
Nhà máy của Jinsheng có diện tích gần 15 triệu feet vuông, gấp hơn năm lần diện tích sàn của Tòa nhà Empire State, nhưng nó chỉ cần vài trăm công nhân sản xuất cho mỗi ca làm việc. Trong một bài phát biểu vào tháng 9 tại Urumqi, Tân Cương, Pan Xueping, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành, cho biết: “Dệt may từng là ngành sử dụng nhiều lao động. Chúng tôi đang ở một bước ngoặt. Thay vì chuyển sản xuất sang bất kỳ quốc gia nào gần đó có chi phí nhân côngthấp nhất, thì bây giờ, chúng ta sắp có một nhà máy không có con người.”
Xu hướng sản xuất không sử dụng lao động con người có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các quốc gia nghèo nhất Châu Á. Và công ty của Pan là đơn vị tiên phong trong xu hướng này. Sản xuất quần áo, giày dép và hàng hóa với chi phí thấp là nấc thang đầu tiên giúp các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khác thoát nghèo sau Thế chiến thứ hai. Trong nhiều thập kỷ, quá trình sản xuất này diễn ra theo một mô hình quen thuộc: Khi nền kinh tế của những nước đi đầu chuyển sang các ngành công nghiệp phức tạp hơn như điện tử, thì các nước nghèo hơn đã thay thế vị trí của các nước đi đầu này trong ngành dệt may, cung cấp lao động rẻ mà các nhà máy công nghệ thấp thường yêu cầu. Các nhà sản xuất mua hàng hóa rẻ này, vận chuyển đến Walmarts và Tescos trên khắp thế giới, và các nước nghèo lần đầu tiên có thể cung cấp việc làm cho người lao động, thay vì phải làm việc vất vả trên các trang trại. “Hiện tại, cơ hội này đang đóng đối với các quốc gia mới nổi. Họ sẽ không có cơ hội như Trung Quốc có được trong quá khứ ”
Ngày nay, Bangladesh, Campuchia và Myanmar đang trong giai đoạn đầu của việc leo lên nấc thang đó – nhưng tự động hóa có nguy cơ cản trở sự đi lên của họ. Thay vì mở các nhà máy sử dụng nhân công tay nghề tại các nước này, thì các công ty Trung Quốc lại xây dựng và mở rộng các cơ sở sử dụng nhiều robot tại quê nhà. Cai Fang, một nhà nhân khẩu học ở Bắc Kinh, người cố vấn cho chính phủ Trung Quốc về chính sách lao động, cho biết: “Cánh cửa đang đóng lại đối với các quốc gia mới nổi.” “Họ sẽ không có cơ hội như Trung Quốc có được trong quá khứ.”
Sự biến đổi này có vẻ sẽ diễn ra nhanh chóng. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính rằng chỉ khoảng 2 năm nữa, robot sẽ thay thế hàng loạt lao động có kỹ năng kém. Theo Chang Jaehee, một nhà nghiên cứu của ILO chuyên nghiên cứu về sản xuất tiên tiến, nhìn chung, hơn 80% công nhân ngành may mặc ở Đông Nam Á phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm do tự động hóa cao,. Chang nhớ lại đã trình bày những phát hiện của mình với một quan chức chính phủ ở một quốc gia trong khu vực mà cô từ chối nêu tên. Phản ứng của chính phủ? Nếu cô ấy đúng, hậu quả có thể là bất ổn dân sự trong nước.
Cho đến gần đây, ngay cả khi robot tiếp quản phần lớn việc sản xuất hàng hóa lớn hơn như ô tô và động cơ phản lực, thì triển vọng áp dụng tự động hóa vào dệt khăn hoặc khâu quần áo vẫn còn là một bước dài. May quần áo là một công việc tinh tế. Việc tạo ra một chiếc áo sơ mi có túi ngực tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại cần đến 78 bước riêng biệt, và những chiếc máy có thể khớp với sự khéo léo của những ngón tay con người vẫn là một điều hiếm có. Hơn nữa, các doanh nhân công nghệ có rất ít động lực để thiết kế các hệ thống tự động cho một ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp như ngành may mặc. Ngoài ra, ngành này có thể tiếp cận nguồn lao động giá rẻ, như vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tưcho các thiết bị tinh vi.
Những yếu tố này đã dẫn đến sự tự mãn trong các bộ phận của ngành dệt may. Sahil Dhamija, sở hữu tập đoàn Sahil International sản xuất khăn tắm và khăn trải giường để xuất khẩu tại một nhà máy ở Panipat, Ấn Độ, cho biết: “Ngày nay, không có thiết bị nào có thể tạo ra những sản phẩm thủ công này”. Ông đã phát biểu tại Hội chợ Canton, một hội nghị thương mại ở Quảng Châu, Trung Quốc, vào tháng Năm.
Dhamija có thể muốn đến thăm Atlanta. Một nhóm các giáo sư kỹ thuật và robot tại Georgia Tech đã thành lập một công ty khởi nghiệp có tên SoftWear Automation vào năm 2007, với mục tiêu khắc phục những khó khăn mà máy móc gặp phải trong việc chọn vải mềm và xác định chính xác nơi để khâu và cắt. Nguyên mẫu đầu tiên của SoftWear đã mất bảy năm để phát triển, một phần được duy trì bởi khoản tài trợ 1,75 triệu đô la từ Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng, một nhóm của Lầu Năm Góc thúc đẩy sự phát triển vượt bậc. Năm 2015, công ty đã bán được phát minh đầu tiên của mình, Sewbot, cho khách hàng ở Hoa Kỳ. theo Giám đốc điều hành Palaniswamy “Raj” Rajan, Doanh thu năm ngoái đã tăng 1.000% và nó đang trên đà đạt được con số tương đương vào năm 2017.
Bước đột phá trong công nghệ về thị giác và cảm ứng mở ra cơ hội để tự động hóa các khâu sản xuất trong ngành dệt may. Để tận dụng được công nghệ này, máy móc cần phải xác định được các nếp gấp và chi tiết đẹp. Hiện tại, Sewbot có thể xử lý các sản phẩm bao gồm khăn tắm, vỏ nệm và gối, đòi hỏi 10 bước hoặc ít hơn để sản xuất. Nhưng công ty đang nghiên cứu các máy móc được nâng cấp có thể tạo ra áo phông và cuối cùng là các loại quần áo phức tạp hơn như quần jean và áo sơ mi. Rajan nói “Mục tiêu cuối cùng là “tự động hóa hoàn toàn, từ cuộn nguyên liệu đến thành phẩm.” Anh cho biết anh nhận được sự quan tâm từ các khách hàng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác trên khắp châu Á.
Nguyên mẫu robot máy may của SoftWear Automation tại văn phòng của công ty khởi nghiệp ở Atlanta.
Nhiếp ảnh: MELISSA GOLDEN / REDUX
Khi tự động hóa tăng tốc, không chỉ Châu Á có thể thấy quỹ đạo công nghiệp của mình bị ảnh hưởng. Nếu chi phí lao động không còn là yếu tố chính, không có lý do gì các nhà sản xuất không thể chuyển hoạt động sản xuất đến nơi cóthị phần lớn: Bắc Mỹ và Châu Âu là hai nơi mà nhân công dệt may được trả mức lương rất cao trong nhiều thập kỷ qua Nếu sản xuất tự động tại Dallas hoặc Düsseldorf thay vì Dhaka, tiết kiệm được chi phí vận chuyển, hạn chế được sự chậm trễ của việc vận chuyển vòng quanh thế giới và loại bỏ hầu hết nhân công khỏi sản xuất là một ý tưởng vô cùng hấp dẫn với các nhà sản xuất. Hãng đồ thể thao khổng lồ Adidas AG của Đức đã chuyển một số hoạt động sản xuất giày sang một “xưởng tốc độ cao” tự động hóa cao ở quê hương Ansbach, dự kiến bắt đầu hoạt động quy mô lớn trong năm nay. Công ty có kế hoạch mở một nhà máy tương tự ở Mỹ Vào tháng 5, Công ty TNHH Tập đoàn Công nghệ Sơn Đông Ruyi của Trung Quốc, chủ sở hữu của các thương hiệu cao cấp như Sandro và Maje, đã thông báo rằng họ sẽ đầu tư 410 triệu USD vào một nhà máy dệt ở Forrest City, Ark. Frederic Neumann.Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC Holdings Plc ở Hồng Kông, cho biết: “Tự động hóa về cơ bản sẽ san bằng sân chơi”. “Điểm nổi bật ở đây là một trò chơi chiến lược khổng lồ, trong đó các chính phủ sẽ tìm cách thu hút các sản xuất công nghiệp và các cửa hàng phân phối tại địa phương”.
Những người thua cuộc có thể là các nước nghèo vốn đang dựa vào việc làm sản xuất quy mô lớn để xây dựng sự thịnh vượng. Khi tiền lương tăng ở Trung Quốc, Transit Luying Co., một nhà sản xuất vali có trụ sở tại thành phố Đông Quan, miền nam nước này, đã tìm ra hai lựa chọn: chuyển sản xuất sang Việt Nam có mức lương thấp hoặc đầu tư vào tự động hóa tại quê nhà. Các nhà điều hành đã chọnphương án thứ hai. Giám đốc bán hàng Yang Yuanping cho biết năng suất làm việc của một robot hiện tương đương với sản lượng của khoảng 30 công nhân làm hành lý.. Kết quả là, cô ấy nói, công ty sử dụng ít công nhân hơn so với cách đây một thập kỷ, trong khi nhờ robot lại sản xuất số lượng mặt hàng nhiều gấp ba lần.
Tuy nhiên, tốc độ sản xuất này cũng không đảm bảo sự tồn tại trong một ngành công nghiệp đổi mới nhanh chóng. Yang đã bắt đầu lo lắng về sự cạnh tranh từ Ba Lan và Cộng hòa Séc, vì lần đầu tiên tự động hóa cho phép các nước châu Âu cạnh tranh được về giá. Cô nói với tờ Bloomberg News và Jason Clenfield: “Chúng tôi phải nghĩ về cách chúng tôi có thể đánh bại họ.” “Chúng tôi biết họ sẽ có được máy móc tự động và làm chủ được máy móc.”
Nguồn: Bloomberg (21/6/2017)