Thị trường của ByteDance
ByteDance đã đạt được một phạm vi địa lý rộng lớn, một phần lớn nhờ vào thành công quốc tế của TikTok.
Công ty đã thực hiện một số động thái vào đầu năm 2020 báo hiệu ý định chuyển trọng tâm ra khỏi thị trường nội địa Trung Quốc và hướng tới mở rộng quốc tế hơn nữa.
Đầu tiên, công ty tuyên bố bổ nhiệm một đội ngũ lãnh đạo mới để chỉ đạo các công ty sáng kiến trong nước – giải phóng người sáng lập và CEO Zhang Yiming để tập trung vào phát triển quốc tế.
Tiếp theo, họ đã bắt đầu một làn sóng tuyển dụng trên toàn thế giới có thể đưa tổng số nhân sự của công ty lên tới 100.000 vào cuối năm 2020. Các nhân sự mới dàn trải trên khắp các tài sản của ByteDance từ các mũi nhọn chủ lực Douyin và Jinri Toutiao, đến các ngành dọc mới hơn như thương mại điện tử và chơi game trên thiết bị di động.
Một số tuyển dụng quốc tế quan trọng – bao gồm cả giám đốc điều hành của Disney, Kevin Mayer, trở thành CEO của TikTok, – đã ủng hộ suy đoán rằng ByteDance đang chuyển trung tâm quyền lực ra khỏi quê hương Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng kinh tế và ngoại giao đang gia tăng.
Hiện tại, ByteDance dường như đang tập trung nỗ lực vào 3 thị trường lớn – Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ – mỗi thị trường đều có những mục tiêu chiến lược và độ phức tạp riêng cho công ty.
China
Cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất của ByteDance có thể lại xảy ra ngay chính trên quê nhà. Cho đến nay, công ty chủ yếu đối chọi những người đương nhiệm – nhưng nhóm BAT đang gia tăng huy động các nguồn lực của mình chống lại công ty trẻ hơn.
Công ty đang tập trung năng lượng vào giải trí, tin tức và nội dung, thúc đẩy doanh thu chủ yếu dựa vào quảng cáo từ mỗi lĩnh vực.
ByteDance đã gây tranh cãi ở ngay tại quê nhà vì cách tiếp cận hung hăng của họ đối với việc tuyển dụng. Công ty này hoạt động theo triết lý “mức lương không giới hạn cho những tài năng không giới hạn”, “nẫng” nhân tài hàng đầu của các tập đoàn công nghệ khác của Trung Quốc như Baidu và Tencent với mức thù lao có thể vượt quá 3 triệu đô la.
Danh mục sản phẩm trải rộng của ByteDance đóng vai trò chính trong khả năng giành giật nhân tài vì nó cho họ khả năng tạo điều kiện cho nhiều nhà quản lý sản phẩm cao cấp hơn cơ hội đảm nhận vai trò lãnh đạo tập trung vào những sản phẩm cụ thể theo cách khó có thể làm được ở một công ty tương đương. Tại ByteDance, một nhân tài đầy tham vọng có thể trở thành CEO của sản phẩm của họ, bao hàm tất cả uy tín và sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Các đối thủ của ByteDance, ở Trung Quốc đang có những động thái để tự bảo vệ mình trước cuộc nổi dậy của công ty trẻ tuổi này. Tencent đã đầu tư 1,5 tỷ đô la vào ứng dụng video ngắn Kuaishou, đối thủ của Douyin, vào tháng 8 năm 2019. Tencent cũng đã ra tòa để chặn các ứng dụng ByteDance khỏi các video phát trực tiếp của một số trò chơi phổ biến nhất của họ, với lý do vi phạm bản quyền.
Ấn Độ
Ấn Độ đã nổi lên như một thị trường quốc tế quan trọng đối với ByteDance. Công ty có khoảng 300 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Ấn Độ trên 3 sản phẩm: TikTok, Vigo Video và Helo. Công ty này nói rằng họ có kế hoạch chi 1 tỷ đô la cho thị trường Ấn Độ trong vài năm tới.
Sự mở rộng nhanh chóng của ByteDance tại thị trường Ấn Độ được thúc đẩy bởi sự gia tăng gần đây trong việc sử dụng điện thoại thông minh ở nước này. Tổng số người dùng điện thoại thông minh ở Ấn Độ sẽ đạt 900 triệu vào năm 2022, theo dự đoán của Cisco.
Sự gia tăng gần đây trong việc sử dụng điện thoại thông minh ở nước này đồng nghĩa với khả năng nhiều người trong số những người dùng mới này ít bị trói buộc với các sản phẩm của các đại gia công nghệ đương nhiệm, tạo ra cơ hội cho những nhân tố tương đối mới như ByteDance. Riêng TikTok ước tính có hơn 200 triệu người dùng ở Ấn Độ. Để so sánh, Facebook được cho là có khoảng 300 triệu người dùng ở nước này – không phải là một thị phần lớn nếu tính đến tuổi thọ tương đối cao của công ty.
Không phải chỉ là sự khôn ngoan của cơ sở hạ tầng công nghệ tại Ấn Độ mà làm cho đất nước này trở thành một đề xuất hấp dẫn cho ByteDance. Như Hari Nair, người đứng đầu nội dung âm nhạc Resso Ấn Độ đã giải thích với TechCrunch, Ấn Độ cũng có dân số lớn nhất trong nhóm các đối tượng mục tiêu chính của công ty – Gen Z – so với bất kỳ quốc gia nào trên toàn thế giới.
Vào tháng 3, ByteDance đã ra mắt ứng dụng phát nhạc Resso ở Ấn Độ. Ứng dụng này nhanh chóng tăng hơn 600.000 lượt tải xuống trong nước, theo Sensor Tower. Với việc nhóm khán giả mục tiêu chủ lực của Resso là Gen Z, lựa chọn Ấn Độ để ra mắt ứng dụng này là điều hợp lý”. Nair chia sẻ với TechCrunch.
Hoa Kỳ
Với TikTok, ByteDance đã đạt được sự thâm nhập lớn vào thị trường Mỹ. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng, mối lo ngại về quyền riêng tư và các đối thủ cạnh tranh khốc liệt, viễn cảnh ổn định phát triển trong tương lai ở nước này vẫn còn rất xa vời.
ByteDance có thể sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường Mỹ từ những gã khổng lồ công nghệ bao gồm Google, Amazon và có lẽ đáng chú ý nhất là Facebook.
Facebook có một lịch sử được ghi chép rõ ràng với những động thái mạnh mẽ để chống lại sự cạnh tranh bên ngoài. Công ty đã trả hàng tỷ đồng để sở hữu các đối thủ như ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram và ứng dụng nhắn tin WhatsApp. Nó cũng nhân bản các tính năng chính của Snapchat trong các sản phẩm của mình nhằm tránh mất thị phần vào tay các nền tảng truyền thông xã hội nhỏ hơn sau khi nhà sáng lập Evan Spiegel thông báo từ chối lời đề nghị mua lại tương tự.
Các báo cáo tin tức cho thấy người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã rất tích cực trong nỗ lực kiềm chế sự mở rộng của TikTok – bao gồm cả việc công khai bày tỏ mối lo ngại về ứng dụng này xung quanh vấn đề tự do ngôn luận và kiểm duyệt.
Các chính trị gia Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về sự trỗi dậy của TikTok. Chính phủ Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra về ứng dụng này trong bối cảnh các báo cáo rằng TikTok hướng dẫn những người điều phối nội dung cách kiểm duyệt các video có nội dung nhạy cảm về chính trị.
Những lo ngại này không phải là yếu tố chính trị duy nhất có thể làm ảnh hưởng quá trình mở rộng thị phần tại Mỹ của ByteDance.
Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn không ổn định, và đại dịch coronavirus đang diễn ra có thể làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước. Nếu ByteDance bị lôi kéo sâu hơn vào cuộc cạnh tranh địa-chính trị thì việc mở rộng thị phần tại Mỹ trong tương lai có thể trở nên khó khăn hơn nhiều.
Điều gì tiếp theo cho ByteDance?
Cho đến nay, sự tăng trưởng của ByteDance rất ấn tượng, nhưng khả năng duy trì quỹ đạo này không được đảm bảo – đặc biệt là khi Covid-19 tiếp tục gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu.
Công ty phải đối mặt với một số trở ngại, bao gồm các vấn đề về kiểm duyệt, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang và lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu. Và với việc đầu tư của VC vào các công ty có trụ sở tại Trung Quốc đang chậm lại, ByteDance chịu nhiều áp lực hơn để tăng doanh thu.
Để hỗ trợ cho nỗ lực này, một số biện pháp mà ByteDance có thể thực hiện để nâng cao vị thế của mình bao gồm:
• Mở rộng sang các thị trường địa lý mới.
TikTok có thể là ứng dụng toàn cầu đầu tiên của Trung Quốc, nhưng ByteDance sẽ cần tiếp tục mở rộng phạm vi địa lý nếu họ có hy vọng tiếp tục nhận được cảm tình của Facebook và Google.
• Tiếp tục đầu tư vào các sản phẩm mang tính lan toả.
Ưu điểm khác biệt nhất của ByteDance, là khả năng thiết kế tính lan toả, và họ sẽ cần tiếp tục phát triển lợi thế đó nếu muốn duy trì hào nước mà họ đã xây dựng và chống lại sự xâm lấn của các công ty công nghệ đối thủ.
• Mở rộng & tăng tốc theo chiều ngang.
Danh mục sản phẩm của ByteDance đã có quy mô lớn, nhưng nó sẽ cần tiếp tục mở rộng phạm vi nếu hy vọng theo kịp các đối thủ trong nhóm Big Tech. Một số lĩnh vực mà các đối thủ đang khám phá có thể hấp dẫn ByteDance bao gồm thực tế ảo, thực tế tăng cường, tài chính công nghệ và chăm sóc sức khỏe.
HẾT
Dịch bởi: Kien Nguyen – IPI TECHNOLOGY SOLUTIONS – nRMS Team