Lãnh đạo và chuyển đổi số
    Facebook Twitter Instagram
    Trending
    • Nền kinh tế trung tâm – Một hình thái độc quyền mới trong thời đại số
    • Chuyển đổi số toàn diện tại CEMEX, công ty xi măng toàn cầu
    • Nhà đổi mới cam kết – sức mạnh của thiết kế
    • 50 cách tiết kiệm điện trong gia đình mùa hè 2023
    • Mang nền tảng số vào thị trường dịch vụ sưởi ấm căn hộ: bài học từ thermondo
    • 2 Lộ trình Chuyển đổi số ngành bảo hiểm
    • Vì sao Chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm không cần thiết phải có tính đột phá
    • 5 mẹo đưa công cụ số mới vào đội nhóm của bạn
    Facebook Twitter Instagram
    Lãnh đạo và chuyển đổi sốLãnh đạo và chuyển đổi số
    • Home
      • Về chúng tôi
    • Tri thức mới
      • Đổi mới sáng tạo
      • Quản trị tri thức
      • Công cụ quản trị 4.0
      • Tủ sách CEO
      • Đổi mới giáo dục
    • Chuyển đổi số
      • Tăng trưởng trong thời đại số
      • Smart Manufacturing
      • Smarthome
    • Công nghệ 4.0
      • Big Data
      • Blockchain
    • Phát triển lãnh đạo
      • Năng lực lãnh đạo số
      • Top MBA
      • ThS MPPM
    • Case study
    • Bài mới nhất
    Lãnh đạo và chuyển đổi số
    Home » Tin tức chuyển đổi số » PMS – Quản lý theo kết quả là gì?
    Quản trị tri thức

    PMS – Quản lý theo kết quả là gì?

    TS Phạm Anh TuấnBy TS Phạm Anh TuấnAugust 18, 2017Updated:June 6, 20201 Comment6 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    quản lý theo kết quả
    Results Road Sign with dramatic clouds and sky.
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Lịch sử hình thành khái niệm Quản lý theo kết quả (PMS)

    Trong lịch sử phát triển quản lý hành chính công cho đến trước những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều quốc gia đã trải qua thời kỳ áp dụng phương pháp quản lý theo quy trình (Management by Process – MBP) và theo nguồn lực đầu vào (Input-Oriented Management). Theo đó, các nhà quản lý, trong xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ của quốc gia hay tổ chức thường bị chi phối ngay từ ban đầu về ngân sách và các nguồn lực. Và trong xây dựng kế hoạch và thực hiện các công việc, thường có thiên hướng đặt câu hỏi: Chúng ta có bao nhiêu tiền, bao nhiêu người, bao nhiêu thời gian v.v. (nguồn lực) để làm việc này?

    Mặt khác, việc xây dựng và thực thi kế hoạch theo quy trình tuy có ưu điểm là giúp các nhà quản lý có thể theo dõi và kiểm soát chi tiết tiến độ công việc, phương pháp tiếp cận quản lý này thường bị phê phán là chưa chắc đã đảm bảo làm đúng việc, hiệu suất công việc, và đặc biết là chưa chắc đã đảm bảo đạt đươc mục tiêu.

    Trong quá trình phát triển về khoa học và thực tiễn quản lý, vào thập kỷ 80 của Thế kỷ trước, đã xuất hiện một số phương pháp tiếp cận mới trong quản lý. Nổi lên trong đó bao gồm:

    • Quản lý theo mục tiêu (MBO): Phương pháp tiếp cận này cho rằng khi trước xây dựng một chiến lược, một chính sách hay một công việc, nhà quản lý phải xác định rõ ngay từ đầu ban đầu (các) mục tiêu cần đạt được. (Các) mục tiêu này phải được nhận thức và thể hiện rõ ràng trong quá trình xây dựng kế hoạch, và phải được đánh giá kiểm điểm trong quá trình thực hiện.
    • Quản lý theo kết quả (RBM): Yêu cầu việc đạt được mục tiêu phải được thể hiện trong các kết quả cụ thể. Và các kết quả này phải được xác định rõ ràng làm cơ sở cho việc quyết định các hoạt động trong khâu làm kế hoạch. Quản lý theo Kết quả yêu cầu phải có sự gắn kết hữu cơ giữa mục tiêu, kết quả và hoạt động thực hiện trong xây dựng và quản lý thực thi chính sách.
    • Quản lý các Kết quả Phát triển (MfDR): Là phương pháp tiếp cận của các cơ quan phát triển quốc tế trong quản lý các chương trình/dự án hỗ trợ cho các quốc gia kém phát triển. Các tổ chức này đều áp dụng phương pháp tiếp cận và các công cụ quản lý theo mục tiêu và quản lý theo kết quả.
    • Lập Ngân sách dựa trên Kết quả (OOB): Song hành với MBO và RBM, OOB là phương pháp sử dụng ngân sách tài chính làm công cụ trong xây dựng chính sách. Theo phương pháp tiếp cận này, các nhà quản lý phải biết cách xây dựng Kế hoạch Ngân sách/Tài chính và cách thức huy động/thực hiện (trong điểu kiện có thể) để đạt được mục tiêu. OOB cũng yêu cầu phải đánh giá liên tục theo định kỳ, kịp thời bổ sung điều chỉnh cùng với kế hoạch để đạt Mục tiêu. Đặc điểm của OOB là chú trọng đến “hiệu quả của đồng vốn” – Tức là nhà quản lý luôn biết rõ phải đạt được gì từ các nguồn lực đã bỏ ra.
    • Quản lý Thực thi Công việc: Là phương thức tổ chức phân công, hỗ trợ, theo dõi, đánh giá việc thực thi công việc của cán bộ nhân viên theo hướng công khai, minh bạch và hướng vào kết quả. Theo đó, các mục tiêu và nhiệm vụ công việc của cán bộ nhân viên được phân công, thực hiện và đánh giá gắn với các mục tiêu của bộ phận và của tổ chức.
    Xem thêm :
    Sự lỗi thời của mô hình kinh tế Châu Á?

    Theo thời gian, các phương pháp và thực tiễn mới về quản lý nêu ở trên được tập hợp nằm trong một Hệ thống được gọi là Quản lý (Thực thi Công việc) theo Kết quả (Performance Management System – PMS).

    Đặc điểm của hệ thống Quản lý theo Kết quả (PMS)

    PMS là một hệ thống tập hợp các phương pháp tiếp cận và công cụ kỹ thuật trong xây dựng và quản lý công việc theo hướng hướng vào kết quả.

    Áp dụng hệ thống quản lý PMS giúp cho các tổ chức:

    • Thiết lập được các mục đích, mục tiêu và các chỉ số kết quả trong xây dựng chính sách, kế hoạch;
    • Gắn kết và huy động được các thế mạnh của tổ chức với nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu;
    • Theo dõi đánh giá được được tiến độ thực hiện so với các mục tiêu đã đề ra;
    • Phát hiện được các khiếm khuyến và có các biện pháp cải tiến điều chỉnh kịp thời trong thực thi chính sách; và
    • Cho phép thực hiện được các hoạt động để nâng cao chất lượng thực thi công việc của tổ chức và cán bộ nhân viên.

    Ý nghĩa của việc áp dụng PMS đối với các tổ chức công và tư

    Trong quá trình đổi mới quản lý theo hướng hiện đại, việc áp dụng phương pháp tiếp cận hướng vào kết quả là một xu hướng phổ biến có ý nghĩa to lớn trên mọi lĩnh vực của tổ chức. Cụ thể là:

    Xem thêm :
    Lãnh đạo giỏi chính là những người "ham học hỏi"

    Thứ nhất, giúp cải tiến công tác lập kế hoạch, đặc biệt nhằm đảm bảo gắn kết các hoạt động công việc với các ưu tiên và các kết quả mong muốn, nhằm đạt được mục tiêu.

    Thứ hai, thông qua áp dụng công tác xây dựng và quản lý thực thi ngân sách hướng vào kết quả, giúp thay đổi tư duy và thực tiễn trong quản lý tài chính.

    Thứ ba, thông qua các kỹ thuật phân tích các vấn đề có liên quan đến nhiều sở ngành (theo chiều ngang) và đến các cấp hành chính cấp dưới (theo chiều dọc), sẽ tăng cường được công tác phối hợp trong xây dựng và quản lý kế hoạch. Đồng thời giúp cho việc phân công thực thi nhiêm vụ được rõ ràng hơn giữa các ngành và các cấp.

    Thứ tư, giúp quản lý và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả hơn thông qua sự phân công nhiệm vụ cụ thể hơn, xác định rõ hơn các năng lực của cán bộ nhân viên cần có để đạt kết quả, đánh giá chính xác nhu cầu đào tạo và phát triển năng lực…

    Thứ năm, tăng cường tính công khai, tăng cường chất lượng công tác báo cáo, năng lực kiểm soát công việc và ra quyết định.

    đầu ra pms quản lý theo kết quả quản lý theo mục tiêu
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleLãnh đạo giỏi chính là những người “ham học hỏi”
    Next Article GE Appliances đã xây dựng phòng thí nghiệm sáng tạo và sản phẩm mới như thế nào?
    TS Phạm Anh Tuấn
    • Website

    Phó VT Viện sáng tạo & Chuyển đổi số VIDTI

    Related Posts

    Ops 4.0 — Yếu tố con người: Lớp học chỉ 1 người

    September 18, 2021 Chuyển đổi số
    đèn bàn 38

    5 LƯU Ý ĐỐI VỚI PHỤ HUYNH ĐẢM BẢO SỨC KHỎE CHO CON HỌC ONLINE MÙA DỊCH

    September 14, 2021 Đổi mới giáo dục
    12 năng lực tổ chức

    12 loại năng lực tổ chức trong kỷ nguyên số

    September 21, 2020 Năng lực lãnh đạo số
    mô hình kinh tế châu Á

    Sự lỗi thời của mô hình kinh tế Châu Á?

    September 10, 2020 Quản trị tri thức

    Chuyển đổi số “KHÔNG” phải là vấn đề về công nghệ

    August 18, 2020 Big Data

    Chiến lược quản trị tri thức là gì?

    November 10, 2017 Quản trị tri thức
    View 1 Comment

    1 Comment

    1. Enola Scantling on June 14, 2018 4:37 am

      You are a very intelligent individual!

      Reply

    Leave A Reply Cancel Reply

    Chuyển đổi số VN
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    Bài mới
    Nền kinh tế trung tâm, một hình thái độc quyền mới trong thời đại số
    Chuyển đổi số

    Nền kinh tế trung tâm – Một hình thái độc quyền mới trong thời đại số

    By Quynh HuongSeptember 19, 20230

    Xu hướng nền kinh tế trung tâm sẽ còn lan rộng ra nghiều ngành công nghiệp, các doanh nghiệp trung tâm vận hành như một loại hố đen hút hết người dùng và dữ liệu vào nó, quyền lực và giá trị của các doanh nghiệp này cứ tiếp tục được gia tăng theo vòng xoắn trôn ốc. Nó chưa bao giờ có ý định dừng lại. Câu hỏi là, các doanh nghiệp Việt Nam phản ứng thế nào trước xu thế này.

    chuyển đổi số toàn diện

    Chuyển đổi số toàn diện tại CEMEX, công ty xi măng toàn cầu

    August 9, 2023
    nhà đổi mới

    Nhà đổi mới cam kết – sức mạnh của thiết kế

    July 7, 2023

    50 cách tiết kiệm điện trong gia đình mùa hè 2023

    June 20, 2023
    nền tảng nhà thông minh

    Mang nền tảng số vào thị trường dịch vụ sưởi ấm căn hộ: bài học từ thermondo

    June 13, 2023
    RSS Smart Business Blog
    • Kai-Fu Lee ra mắt công ty khởi nghiệp AI, gọi mô hình lớn là “cơ hội lịch sử” cho Trung Quốc
    • Metaverse của Valentino Rossi tiến tới The Sandbox
    • Amazon đầu tư 4 tỷ USD vào công ty khởi nghiệp Anthropic để phát triển AI an toàn hơn
    • Carbon footprint của nhà cung cấp: đo lường và giảm lượng khí thải phạm vi 3
    • Tính bền vững của chuỗi nhà cung cấp là chìa khóa để phát triển ESG
    RSS Smart Industry VN
    • Giải pháp mạng dựa trên ý định để cung cấp giải pháp nhanh hơn cho các vấn đề ứng dụng
    • Gã khổng lồ kinh doanh nông nghiệp Hà Lan mở nhà máy thức ăn thủy sản trị giá 20,5 triệu USD ở miền Nam Việt Nam
    • 5 phần mềm kế toán carbon tốt nhất năm 2023
    • Tính bền vững của chuỗi nhà cung cấp là chìa khóa để phát triển ESG
    • Shinhan Life thúc đẩy sự phát triển bền vững cho thế hệ tương lai của Việt Nam
    • Wind energy data transparency project adopts OCF standard
    • PCB Techvest Đài Loan sẽ khánh thành nhà máy tại Việt Nam vào quý cuối năm
    • Chén Thánh Robot hình người: Giải mã ngôn ngữ tiếp xúc của con người
    • Keysight nâng cao hiệu suất của máy hiện sóng
    • Cargill khánh thành nhà máy thứ 11 tại Việt Nam tại Đồng Nai
    RSS ASEAN tech news
    • How Liverpool FC is tapping cloud and data analytics
    • How Confluent is tapping the groundswell in data streaming
    • APAC guide to identity and access management
    • Singapore firefighters don smartglasses for equipment inspections
    • How DocuSign is extending its capabilities beyond e-signatures
    Thống kê
    • 0
    • 20
    • 208,475
    Facebook Twitter Instagram Pinterest Vimeo YouTube
    • Home
      • Về chúng tôi
    • Tri thức mới
      • Đổi mới sáng tạo
      • Quản trị tri thức
      • Công cụ quản trị 4.0
      • Tủ sách CEO
      • Đổi mới giáo dục
    • Chuyển đổi số
      • Tăng trưởng trong thời đại số
      • Smart Manufacturing
      • Smarthome
    • Công nghệ 4.0
      • Big Data
      • Blockchain
    • Phát triển lãnh đạo
      • Năng lực lãnh đạo số
      • Top MBA
      • ThS MPPM
    • Case study
    • Bài mới nhất
    © 2023 Trithucquantri.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.