Lãnh đạo và chuyển đổi số
    Facebook Twitter Instagram
    Trending
    • 2 Lộ trình Chuyển đổi số ngành bảo hiểm
    • Vì sao Chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm không cần thiết phải có tính đột phá
    • 5 mẹo đưa công cụ số mới vào đội nhóm của bạn
    • Tạo động cơ cho sự thay đổi văn hóa
    • Satya Nadella đưa Microsoft trở lại vị thế dẫn đầu từ bờ vực của sự không phù hợp
    • Agile không dành cho mọi tổ chức
    • ChatGPT và AI Tạo sinh là gì?
    • Biết “công việc phải hoàn thành” từ khách hàng của bạn
    Facebook Twitter Instagram
    Lãnh đạo và chuyển đổi sốLãnh đạo và chuyển đổi số
    • Home
      • Về chúng tôi
    • Tri thức mới
      • Đổi mới sáng tạo
      • Quản trị tri thức
      • Công cụ quản trị 4.0
      • Tủ sách CEO
      • Đổi mới giáo dục
    • Chuyển đổi số
      • Tăng trưởng trong thời đại số
      • Smart Manufacturing
      • Smarthome
    • Công nghệ 4.0
      • Big Data
      • Blockchain
    • Phát triển lãnh đạo
      • Năng lực lãnh đạo số
      • Top MBA
      • ThS MPPM
    • Case study
    • Bài mới nhất
    Lãnh đạo và chuyển đổi số
    Home » Tin tức chuyển đổi số » Ngân hàng và Fintech win-win khi “new normal”
    Chuyển đổi số

    Ngân hàng và Fintech win-win khi “new normal”

    TS Phạm Anh TuấnBy TS Phạm Anh TuấnOctober 30, 2021Updated:October 30, 2021No Comments6 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    hợp tác ngân hàng và fintech
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động khá tiêu cực đến sức khỏe của nền kinh tế và đến cuộc sống của người dân trên toàn thế giới. Tài chính luôn được xem là huyết mạch của nền kinh tế quốc gia, và trong thời đại dịch, khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của người dân đã bị hạn chế đáng kể.

    Trong nguy luôn có cơ, và đây chính là cơ hội vàng để các dịch vụ công nghệ tài chính (Fintech) phát triển, thâm nhập vào các hoạt động của doanh nghiệp cũng như vào cuộc sống của người dân. Việc các chính phủ khuyến khích thương nhân và người dân sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và không tiếp xúc để giảm thiểu rủi ro sự lây lan của virus đã đem tới các cơ hội để ứng dụng các dịch vụ tài chính số (digital financial services).

    Thói quen, tâm lý, hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi rất nhanh do tác động của mạng xã hội, do những trải nghiệm tuyệt vời mà các ứng dụng số tạo ra cho người dùng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của cuộc sống: từ học tập, giải trí, mua sắm, và cả tập luyện, khiến cho các các công ty Fintech có “đất diễn” và họ nhanh chóng chớp lấy thời cơ này để thâu tóm một lượng khách hàng mới gấp nhiều lần so với nỗ lực nhiều năm trước đó. Khách hàng được tiếp cận với những giải pháp tài chính thông minh và tiện lợi hơn do các công ty Fintech tiên phong xây dựng và cung cấp ra thị trường. Ví dụ các loại ví điện tử như MoMo, Viettel Pay, Payoo, MoCa, VinID,…giúp khách hàng dễ dàng thanh toán cho các khoản chi tiêu trên các nền tảng shopping tiêu dùng, gọi xe, gọi đồ ăn hoặc trực tiếp tại các cửa hàng.

    Xem thêm :
    Lộ trình Chuyển đổi số 6 bước

    Điểm lợi thế của các công ty Fintech so với các ngân hàng nằm ở mô hình vận hành và vấn đề của khách hàng mà Fintech giải quyết. Vốn là các startup hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính nên công ty Fintech có mô hình rất gọn nhẹ, ra quyết định nhanh, và chỉ tập trung giải quyết một nỗi đau (pain-point) hoặc nhiệm vụ cần hoàn thành nào đó của khách hàng (job-to-be-done). Ví dụ: một số giải pháp Fintech về cho vay tiêu dùng có thể rút ngắn thời gian xét duyệt so với ngân hàng truyền thống nhờ áp dụng công nghệ như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để định danh khách hàng hoặc đánh giá tín dụng nhanh hơn so với các phương pháp và quy trình thông thường đang áp dụng ở các ngân hàng. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn và chưa chiếm được ngay niềm tin của khách hàng nên Fintech ban đầu chỉ tiếp cận được một lượng khách hàng nhất định trên thị trường.

    Ngược lại, về mặt công nghệ, những gì Fintech làm được, các ngân hàng cũng có thể làm được, nhưng do những ràng buộc về mô hình kinh doanh, hay do sức ì của một bộ máy tổ chức lớn hoặc do các rào cản về quy định nên các ngân hàng chưa thể dịch chuyển nhanh hoặc có mức độ chấp nhận rủi ro cao như công ty Fintech. Cơ sở khách hàng rộng lớn chính là điểm mạnh của ngân hàng và là điểm yếu của công ty Fintech. Chính vì vậy, hợp tác giữa các ngân hàng và các công ty Fintech nhằm mang lại trải nghiệm và lợi ích vượt trội hơn cho khách hàng là một xu thế tất yếu trong ngành tài chính, đặc biệt trong kỉ nguyên bùng nổ công nghệ. Việc chủ động tích hợp kịp thời Fintech vào kinh doanh đã cho phép các ngân hàng và Fintech nhanh chóng nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh trên thị trường, tiếp cận sâu các phân khúc khách hàng mới, tiềm năng.

    Xem thêm :
    Tương lai của lưu trữ dữ liệu

    Năm 2020, thị trường Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển nhanh chóng các ngân hàng số (Digital Banking), các ngân hàng mới (Neo Banks) khi các dịch vụ Fintech ngày càng phổ biến và được tích hợp vào nhiều dịch vụ ở các ngân hàng. Một loạt ngân hàng thương mại của Việt Nam đã ký kết hợp tác với các công ty Fintech quốc tế, như sự hợp tác giữa VietinBank và Opportunity Network (Anh), CIMB Bank Vietnam và Toss (Hàn Quốc), VPBank và BE Group (Thụy Điển), OCB và RippleNet (Mỹ), TPBank với Backbase (Hà Lan), hay như đã lựa chọn Temenos Infinity Wealth để cung cấp dịch vụ quản lý tài sản kỹ thuật số (digital wealth management service) cho khách hàng. MBBank tích hợp Temenos Infinity Wealth, sản phẩm ngân hàng kỹ thuật số đa kênh tiên tiến, với sản phẩm ngân hàng lõi Temenos Transact mang lại một giải pháp quản lý tài sản đầu cuối (end-to-end wealth management solution). Công nghệ cho phép MBBank trở thành ngân hàng cung cấp dịch vụ khác biệt dành cho đại chúng, với những sản phẩm cao cấp dành cho phân khúc khách hàng sở hữu tài sản giá trị cao trong bối cảnh thị trường quản trị tài sản đang phát triển khá nhanh ở Việt Nam.

    Sự hợp tác giữa các ngân hàng và công ty Fintech trong bối cảnh “bình thường mới” là một minh chứng rõ ràng về xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh (co-opetition) đang diễn ra ở rất nhiều ngành công nghiệp, kết nối tài chính toàn diện và mang dịch vụ tài chính, ngân hàng tới nhiều nhóm khách hàng hơn. Khách hàng, người dùng cuối chính là đối tượng được hưởng lợi nhất từ những sự hợp tác này, đặc biệt là nhóm unbanked (những người chưa từng được tiếp cận dịch vụ ngân hàng).

    Xem thêm :
    Tuyển sinh Thạc sĩ Quản lý Công Việt Nam - Thụy Điển niên khóa 2018-2020
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleKính ánh sáng xanh có tác động gì không? Ai là người quan tâm đến vấn đề đó — Những chiếc kính ánh sáng xanh đang rất thu hút ý kiến từ nhiều phía
    Next Article 10 cách eBay đang thực hiện để tạo trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa hơn
    TS Phạm Anh Tuấn
    • Website

    Phó VT Viện sáng tạo & Chuyển đổi số VIDTI

    Related Posts

    chuyển đổi số bảo hiểm

    2 Lộ trình Chuyển đổi số ngành bảo hiểm

    May 19, 2023 Chuyển đổi số
    chuyển đổi số bảo hiểm

    Vì sao Chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm không cần thiết phải có tính đột phá

    May 6, 2023 Chuyển đổi số

    5 mẹo đưa công cụ số mới vào đội nhóm của bạn

    April 20, 2023 Chuyển đổi số
    thay đổi văn hóa

    Tạo động cơ cho sự thay đổi văn hóa

    April 7, 2023 Chuyển đổi số

    Satya Nadella đưa Microsoft trở lại vị thế dẫn đầu từ bờ vực của sự không phù hợp

    March 25, 2023 Chuyển đổi số
    phương thức agile không dành cho mọi tổ chức

    Agile không dành cho mọi tổ chức

    February 27, 2023 Chuyển đổi số
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Chuyển đổi số VN
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    Bài mới
    chuyển đổi số bảo hiểm
    Chuyển đổi số

    2 Lộ trình Chuyển đổi số ngành bảo hiểm

    By Tri Thức Quản TrịMay 19, 20230

    Đã qua rồi cái thời của những cuộc thảo luận mua/xây dựng/hay thuê đơn giản, nơi các công ty có thể tìm cách tích hợp tất cả các khả năng trong các bức tường của chính họ. Giờ đây, mọi thứ từ vườn ươm công nghệ bảo hiểm đến các sản phẩm được đặt hàng kiểu white label đều đang cách mạng hóa cách thức mua và bán bảo hiểm. Sự gia tăng của các nền tảng B2B2C kỹ thuật số, linh hoạt đang tạo ra các mối quan hệ đối tác nhanh hơn, tốt hơn và chưa được xem xét trước đây trong phạm vi bảo hiểm và hưu trí.

    chuyển đổi số bảo hiểm

    Vì sao Chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm không cần thiết phải có tính đột phá

    May 6, 2023

    5 mẹo đưa công cụ số mới vào đội nhóm của bạn

    April 20, 2023
    thay đổi văn hóa

    Tạo động cơ cho sự thay đổi văn hóa

    April 7, 2023

    Satya Nadella đưa Microsoft trở lại vị thế dẫn đầu từ bờ vực của sự không phù hợp

    March 25, 2023
    RSS Smart Business Blog
    • 8 case study ứng dụng Chatbot cho tiếp thị
    • Tất cả các hệ thống hướng tới an ninh năng lượng
    • Palm Payment có phải là tương lai? Dịch vụ mới của WeChat có thể cách mạng hóa ngành bán lẻ cao cấp ở Trung Quốc như thế nào
    • Nhà sáng lập ByteDance thành lập quỹ đầu tư cá nhân tại Hồng Kông
    • AI Chatbot so với Rule Based Chatbot : Đâu là lựa chọn thông minh hơn cho doanh nghiệp của bạn?
    RSS Smart Industry VN
    • TAHUHU xác định lại các tiêu chuẩn ngành cho Logistics chuỗi lạnh liền mạch
    • Nhà chăn nuôi thông minh và bền vững được cung cấp bởi IoT
    • Chương trình liên kết với tài xế của Walmart có thể giải quyết tình trạng thiếu tài xế không?
    • Nhóm nhân quyền BHRRC giải quyết vấn đề tuân thủ ESG trong ngành chè
    • Alpro Pharmacy tăng 80% hiệu quả thực hiện đơn hàng với các giải pháp của Zebra Technologies
    • Xây dựng một thế giới thông minh hơn với 5.5G
    • Cung cấp giải pháp cho những thách thức của bệnh viện thông minh
    • Simarco triển khai SnapFulfil WMS trong kho Stoke-on-Trent
    • Doanh số bán robot ở Bắc Mỹ tăng 12%, IFR báo cáo
    • Mô hình kinh doanh mới yêu cầu chuỗi cung ứng mới
    RSS ASEAN tech news
    • Dell outlines growth strategy in APAC
    • Dell bolsters Apex to ease multicloud deployments
    • Navigating artificial intelligence: Red flags to watch out for
    • Pentera ups ante in penetration testing
    • APAC digital leaders score wins in innovation awards
    Thống kê
    • 0
    • 7
    • 205,327
    Facebook Twitter Instagram Pinterest Vimeo YouTube
    • Home
      • Về chúng tôi
    • Tri thức mới
      • Đổi mới sáng tạo
      • Quản trị tri thức
      • Công cụ quản trị 4.0
      • Tủ sách CEO
      • Đổi mới giáo dục
    • Chuyển đổi số
      • Tăng trưởng trong thời đại số
      • Smart Manufacturing
      • Smarthome
    • Công nghệ 4.0
      • Big Data
      • Blockchain
    • Phát triển lãnh đạo
      • Năng lực lãnh đạo số
      • Top MBA
      • ThS MPPM
    • Case study
    • Bài mới nhất
    © 2023 Trithucquantri.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.