Dịch bởi: Quỳnh Giao
Các doanh nghiệp nên tập trung vào các chiến lược tốt hơn để chuyển đổi số trong những năm tới, và không ngần ngại rút kinh nghiệm từ những sai lầm.
Chúng ta đã chứng kiến cách đại dịch Covid 19 đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp như thế nào. Nó được xem là nguyên nhân ít được mong đợi nhất nếu xét theo tốc độ chậm thông thường và chống lại sự chấp nhận chuyển đổi số. Tình trạng không chắc chắn diễn ra phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp kể từ khi việc chuyển đổi là bắt buộc chứ không phải tự nguyện. Các doanh nghiệp đã phải chấp nhận số hóa và tự động hóa để tồn tại và trở nên nhanh nhẹn hơn trong suốt cuộc khủng hoảng. Nghiên cứu được thực hiện bởi Constlelation Research phối hợp với Walk Me khảo sát trên 500 CIO của Fortune, đã tiết lộ rằng 77% CIO cho biết Chuyển đổi số là khoản ưu tiên ngân sách lớn nhất của họ trong năm 2021. Báo cáo này cũng cho biết rằng các CIO có kế hoạch tăng ngân sách cho Công nghệ thông tin ( CNTT) trong năm khi xem xét đến phương án làm việc tại nhà.
Mặc dù quá trình Chuyển đổi số trong năm ngoái diễn ra có phần loạng choạng và chóng vánh, nhưng nó đã để lại nhiều bài học và khiến chúng ta nhận ra những sai lầm để không lặp lại khi định nghĩa lại số hóa trong năm 2021.
Lấy khách hàng làm trọng tâm để thắng cuộc đua Chuyển đổi số
Đại dịch đã dạy cho chúng ta bài học về tầm quan trọng của con người hơn bất kì bài học nào khác. Một doanh nghiệp kinh doanh nên xem khách hàng của họ là yếu tố quý giá nhất và do đó, Chuyển đổi số nhằm mục đích đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Các công nghệ như Trí tuệ nhân tạo ( AI), Phân tích dự đoán có thể được tận dụng để hiểu về nhu cầu và các xu hướng của khách hàng. Nhiều công ty thành công đã và đang tận dụng giao diện web để theo dõi sự thay đổi trong hành vi của người dùng và thực hiện các thay đổi trong thiết kế sản phẩm dựa vào các Insight này.
Tương tác với khách hàng cũng là một yếu tố quyết định cho sự phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có thể được truy vết từ các phương tiện truyền thông xã hội. Doanh nghiệp nên tập trung vào việc thu thập các thông tin phàn hồi và hành động dựa trên những yêu cầu đó. Ngoài ra, điều này sẽ làm tăng khả năng tiếp cận sản phẩm của họ đến nhiều đối tượng hơn và đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng.
Tối ưu tự động hóa để tăng trưởng kinh doanh
Tự động hóa các quy trình kinh doanh đã tác động theo nhiều cách. Ví dụ, việc giới thiệu tự động hóa các quy trình bằng Rô-bốt ( RPA) đã được chứng minh là tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại với tốc độ nhanh hơn và độ chính xác tối đa, giúp giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên và cho phép họ tập trung vào các nhiệm vụ hợp lý có mức độ ưu tiên cao hơn. Tự động hóa đã được đẩy lên một cấp độ mới khi nó có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn. Dại dịch chắc chắn đã đẩy nhanh việc áp dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong các ngành công nghiệp nhưng giới hạn các trường hợp chỉ sử dụng của nó để chỉ tự động hóa các tác vụ trên bàn làm việc.
Một báo cáo nghiên cứu của Forrester chỉ ra rằng trong năm 2021, một số công ty đang trong thời kì tăng trưởng sẽ sử dụng Trí tuệ nhân tạo ( AI) để giải quyết tình trạng gián đoạn tại nơi làm việc cho cả nhân viên làm việc dựa trên vị trí địa lý, thể chất và nhân viên tri thức làm việc tại nhà. Điều này sẽ bao gồm cả việc áp dụng AI để trích xuất tài liệu thông minh, tăng cường đại lý dịch vụ khách hàng, theo dõi sức khỏe trở lại làm việc hoặc Rô-bốt bán tự động để tách biệt xã hội.
Sử dụng các công cụ tự động hóa có thể mang lại sự tăng trưởng và sự hiệu quả kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp cần tập trung giải quyết các mối quan tâm về đạo đức xoay quanh AI và nắm lấy nó để thúc đẩy trí tuệ kinh doanh.
Nâng cao kỹ năng của nhân viên một cách nhất quán
Chuyển đổi số chỉ có thể được diễn ra với sự hỗ trợ của lực lượng lao động có tay nghề cao. Nhu cầu đột ngột về số hóa trong thời kỳ đại dịch không đủ thời gian để các ngành công nghiệp nâng cao kỹ năng cho nhân viên của họ. Nhiều người trong số họ đã mất việc làm do thiếu các kỹ năng cần thiết cho quá trình số hóa đang phát triển. Khoảng cách ngày càng tăng về kỹ năng cần được lấp đầy bằng việc nâng cao kỹ năng của nhân viên và đầu tư vào các chương trình đào tạo.
Các doanh nghiệp đang hướng tới Chuyển đổi số nên đầu tư thời gian vào sự gắn bó và tham gia của nhân viên bẳng việc thường xuyên tương tác và nhận những phản hồi từ họ.
Tập trung vào an ninh mạng
Đại dịch đã đẩy nhanh quá trình số hóa và tự động hóa doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng đưa ra ánh sáng vấn đề về an ninh mạng và tầm quan trọng của nó. Năm ngoái, hầu hết những người dùng cũng như các tổ chức đã chuyển sang các nền tảng trực tuyến vì lý do tồn tại. Việc cô lập và khóa cửa đã phá hủy những mô hình cửa hàng thực và khuyến khích các dịch vụ trực tuyến. Đồng thời, chúng tôi cũng chứng kiến sự gia tăng đột biến trong các cuộc tấn công mạng và vi phạm dữ liệu. Khung thời gian nhỏ trong đó tất cả những điều này đã xảy ra khiến chúng ta nhận ra rằng quá trình số hóa tiềm ẩn những rủi ro, và viêc giảm thiểu những rủi ro này là điều mà các doanh nghiệp nên hướng tới trong khi hình dung lại quá trình chuyển đổi số trong những năm tới.
Việc chuyển đổi sang hệ sinh thái làm việc từ xa đã làm tăng khả năng dễ bị tổn thương dữ liệu trên các giao diện web và do đó cần có các biện pháp bảo mật tốt hơn. Các biện pháp bảo mật bổ sung cần được kết hợp bằng cách sử dụng AI, xác minh danh tính kỹ thuật số , xác thực hai yếu tố,… để đảm bảo an ninh mạng.
Nguồn: Analyticsinsight.net